Chu Ru

Khái quát chung về dân tộc

Dân số: Dân tộc Chu Ru có  19.314 người (năm 2009)
Địa bàn cư trú:  tỉnh Lâm Đồng và một số ít ở tỉnhNinh Thuận, Gia Lai và thành phố Hồ Chí Minh
Tên gọi khác: Ha Ni, U Ní, Xá U Ní
Ngôn ngữ: Người Chu Ru thuộc nhóm chủng tộcAustronesia, người Chu Ru đa số nóitiếng  đa số nói tiếng Chu Ru, một ngôn ngữ thuộcngữ chi một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Malay-Polynesiatrongngữ hệ lynesia trong ngữ hệ Nam Đảo. Tuy nhiên, do cư trú lân cận với ngườiCơ Ho, một bộ phận dân tộc Chu Ru cũng nóitiếng  cũng nói tiếng Cơ Ho, thuộcnhóm ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer.

Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp: Người Chu Ru định có kinh nghiệm lâu đời làm ruộng nước (hama) và phân loại  ruộng ở từng vùng, để tác động kỹ thuật canh tác, biện pháp thủy lợi phù hợp, nhằm để nâng cao năng xuất lúa. Đối với ruộng trũng hoặc ruộng sình (hama-gluh), trước đây đồng bào dùng phương pháp “thủy nậu” (trâu quần để đất thật nhuyễn rồi gieo hạt). Ngày nay, dùng cày bừa làm nhuyễn đất. Các loại ruộng khô (hanha- khác), sau khi thu hoạch một thời gian, đồng bào cày vỡ, bừa, cày trở, bừa lần hai, dùng Bang kéo đất cho bằng, rồi sạ giống… Quá trình canh tác, mỗi làng (plơi, plei) của người Chu Ru cử  một người chuyên trách công tác thủy lợi “Trưởng thủ” (pô Ea nay bơ nuar bơ nữ), tổ chức dân làng cùng làm thủy lợi nhỏ, làm mương, phai, đê, đập, đưa nước từ sông suối vào đồng ruộng, điều tiết lượng nước theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa… Ngoài ra, đồng bào còn trồng xen canh các loại cây lương thực và thực phẩm khác như: ngô, khoai, lạc, bí đỏ, rau, màu trên đất rẫy (apuh) và vườn. Nông cụ cổ truyền của người Chu Ru gồm: cày, bừa, cái Bang đất. Hai chục năm trở lại đây, họ đã dùng cày lưỡi cày bằng gang, sắt và dùng sức hai trâu kéo. Gần đây, vùng đồng bào Chu Ru đã xuất hiện máy cày.

Đồng bào Chu Ru chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng ,…Trâu, bò được nuôi nhiều hơn cả, dùng làm sức kéo trong nông nghiệp, làm vật hiến sinh trong các dịp lễ tế tín ngưỡng truyền thống, đem trao đổi ngang giá trị thay cho tiền tệ khi cần thiết. Chăn nuôi ngựa dùng làm phương tiện chuyên chở cho những chuyến đi xa để trao đổi hàng hóa với các dân tộc láng giềng. Gần đây, sản phẩm chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà) trở thành hàng hóa quan trọng, nâng cao thu nhập gia đình

Kinh tế tự nhiên

Kinh tế tự nhiên: Săn bắn (amal) thường kết hợp chặt chẽ với khâu sản xuất nông nghiệp để chống các loại thú rừng phá hoại mùa màng của nam giới Chu Ru. Hầu hết đàn ông Chu Ru đến tuổi trưởng thành đều biết săn bắn, làm nhiều loại bẫy, lao (), nỏ (sơ ráo), tên thuốc độc để bắt cầy, cáo, gà rừng…. Trước đây, nhiều làng thường tổ chức săn tập thể. Ngày nay, không còn săn tập thể, có chăng chỉ là những cuộc đi săn nhỏ lẻ vừa là thú vui, bảo vệ mùa màng, vừa để cải thiện bữa ăn trong gia đình. Đánh bắt cá phổ biến ở những khu vực ven sông Đa Nhim và các khe suối trong rừng. Hầu như các thành viên trong làng đều biết đánh bắt cá. Hái lượm vẫn còn là một nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày cho người Chu Ru. Người ta thường hái các loại rau rừng, măng và một số hoa quả dại, đào các loại củ chụp, củ mài để ăn thay cơm hoặc kiếm các loại lâm sản như: mộc nhĩ, nấm hương, mật ong… Những thứ đó, một phần để dùng, nhưng chủ yếu là bán hoặc trao đổi với các dân tộc khác.

Nghề thủ công

Các nghề thủ công: Người Chu Ru phát triển một số nghề thủ công: gốm, rèn, đan lát. Nghề đan lát do đàn ông đảm nhiệm. Những lúc nông nhàn, đồng bào vào rừng lấy tre, mây, lồ ô về đan lát đồ gia dụng như  gùi, đồ đựng, giỏ. Nghề rèn phát triển, sản phẩm là công cụ sản xuất: liềm, cuốc, nạo cỏ. Đặc biệt nghề làm gốm của người Chu Ru có từ lâu đời đến nay vẫn tồn tại. Hai làng gốm nổi tiếng là Krang Gọ (“Krăng là tên ông chủ khai sinh vùng đất, còn Gọ trong tiếng bản địa là chỉ nghề làm nồi đất) và Krang chớ. Tuy nhiên, kỹ thuật sản xuất còn rất thô sơ, họ tạo hình sản phẩm bằng đôi tay. Dụng cụ sản xuất gốm rất đơn giản: Một chiếc vòng bằng tre hoặc thiếc (Knu); một miếng gỗ nhỏ (tanạp); một quả trám rừng (Playcanh); một miếng vải (Suté).. Quy trình làm gốm qua các khâu như: đào đất, nhào đất… Riêng việc nặn, nung, sửa gốm…, là những khâu cần đến sự khéo léo bằng chân tay là do phụ nữ đảm nhiệm. Sản phẩm gồm: nồi niêu, chén bát, bình dựng nước… và nhiều vật dụng khác. Nghề dệt ở đây không phát triển, vì vậy hầu hết họ phải mua trang phục của các dân tộc láng giềng như người Chăm,người người Cơ Ho,người người Mạ. Nghề đan lát, nghề rèn  khá phát triển để tạo ra các nông cụ (liềm, cuốc, dao, nạo cỏ..), đồ gia dụng và vận chuyển.

Phương thức vận chuyển

Phương thức vận chuyển: Gùi, ngựa, trâu, bò là phương tiện vận chuyển phổ biến hàng ngày của đồng bào Chu Ru. Họ sử dụng chiếc gùi khi đi nương, hái lượm, lấy nước, vào rừng đi săn bắt; sử dụng ngựa, vận chuyển hàng hóa đi xa để trao đổi với các dân tộc láng giềng. Ngày nay, họ sử dụng xe đạp, xe máy vận chuyển.

Trao đổi hàng hóa

Trao đổi hàng hóa: Trâu, bò ngoài việc dùng làm sức kéo, dùng trong các lễ nghi, tín ngưỡng cổ truyền, cưới xin còn được dùng làm vật ngang giá để mua bán, trao đổi lấy cồng chiêng, chóe, các vật dụng trong gia đình. Ngày nay, đồng bào phát triển đàn gia súc để bán, nâng cao thu nhập cho gia đình. Lân thổ sản thu hái được dùng để bán hoặc trao đổi với người Chăm, người người Cơ Ho, người người Mạ, lấy các nhu yếu phẩm cần dùng, vải và trang phục.

Văn hóa mặc

Văn hóa mặc: Bộ trang phục truyền thống của đàn ông Chu Ru gồm có quần, tấm choàng và khăn quấn đâu. Mầu trắng là chủ. Trang phục truyền thống nam giới chỉ mặc vào các dịp cưới xin, lễ hội, hay đi đám ma…Còn ngày thường họ ăn mặc đơn giản hơn,quần trắng,áo dài trắng. Phụ nữ Chu Ru mặc áo sơ mi màu trắng, váy màu xanh đen, thường ngày, nhiệt độ xuống thấp, họ khoác thêm tấm choàng màu đen. Các dịp lễ, tết, họ khoác bên ngoài một tấm choàng màu trắng (Ao Ca mui), hai đầu dệt trang trí những dải hoa văn màu xanh và để tua chỉ màu. Khi dùng, choàng được quấn từ phía bên trái vai của tay trái sau đó luồn qua nách phải và đính ở đầu bên vai trái. Ngoài ra tấm choàng còn sử dụng làm địu trẻ nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Váy (Khăn bây) của phụ nữ Chu Ru được ghép bởi hai miếng vải sợi bông màu đen, dài 90 cm, rộng 150 cm, ở giữa dệt trang trí hai dải hoa văn theo lối băng ngang. ở một mép váy dệt thêm một hàng hoa văn gấp khúc đủ màu, bên ngoài là các tua sợi chỉ. Khi mặc, mép tua đỏ luôn ở vị trí hông phải để trang trí cho vẻ đẹp của người phụ nữ. Điểm dễ nhận ra trong trang phục của dân tộc Chu Ru là đàn ông và phụ nữ đều sử dụng khăn đội đầu.

Văn hóa ẩm thực

Văn hóa ẩm thực: Đồng bào Chu Ru ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Bữa chính ăn cơm tẻ và các món: muối ớt, canh măng, canh cá chua với lá rừng, kiến vàng với trứng kiến nấu chung với cá tươi, canh rau rừng nấu cùng với thịt chim, thú, cá săn bắt được; bữa phụ ăn cháo chua. Trong các dịp lễ, tết của người Chu Ru không thể thiếu món cà đắng da trâu còn gọi là Canh pài (nấu từ những đồ ăn thừa của các bữa tiệc, cho thêm xương, thịt, gạo và cây chuối rừng, đổ tất cả vào ché để dành). Khi nào ăn, đem ra nấu lại và thêm gia vị. Canh pài còn có thể trộn với lòng trâu, bò được ướp với muối, sả, phơi nắng hoặc đặt trên giàn bếp cho khô hay huyết trâu, bò dùng trộn với muối. Đồngbào uống rượu cần và rượu trắng. Đàn ông, đàn bà đều hút thuốc lá sợi bằng tẩu.

Văn hóa ở

Văn hóa ở: Người Chu Ru cư trú theo đơn vị làng (Plei). Mỗi làng gồm nhiều gia đình thân thuộc cùng ở trong những ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, tre, bương, mai, mái lợp cỏ tranh. Nhà sàn của người Chu ru dài 8 đến 12 mét, rộng 5 đến 6 mét, cột sàn đẽo vuông, cao  0,5 mét. Nhà có 4 mái, vách và mặt sàn lát bằng ván gỗ, phía trước có sàn hiên. Bao quanh hành lang là lan can có tay vịn. Trong nhà chia thành nhiều buồng có vách ngăn. Buồng bên phải của cha mẹ, buồng bên trái của gia đình con gái, gian giữa làm nơi đặt bàn thờ, bếp lửa chính, treo chiêng, trống và đặt ché rượu cần, đồng thời cũng là nơi tiếp khách. Bếp đun nấu (bếp phụ) ở phía sau nhà ở. Hiện nay, nhà ở của người Chu Ru có nhiều thay đổi. Vẫn là kiểu nhà sàn truyền thống,nhưng một số nhà đã thay thế  bằng mới như: mái tôn, cột nhà xây bằng gạch, các khớp nối sử dụng bằng bulon, vít thay thế cho mộng gỗ và dây mây rừng. Người Chu Ru khi dựng nhà mới có cúng thần linh bằng lợn gà,rượu và mời cộng đồng về thưởng thức, chia vui.

Quan hệ xã hội, dòng họ

Quan hệ xã hội, dòng họ: Người Chu Ru cư trú thành từng làng, mỗi làng gồm nhiều dòng họ. Đứng đầu làng (plei, plơi) là chủ làng (pô plơi, pô plei) do các thành viên trong làng bầu ra. Chủ làng là người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, hiểu biết lịch sử, phong tục tập quán của dân tộc, được các thành viên trong làng tín nhiệm. Ngoài chủ làng, thầy cúng, bà đỡ, già làng là những người có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và đời sống tín ngưỡng của cộng đồng. Xã hội truyền thống Chu Ru có một sự phân hóa thành hai tầng lớp: giàu (mdagơnơp), nghèo (rơbah). Tầng lớp giàu, được biểu hiện bằng những đồ vật mang tính chất phô trương như: ché (sơtôk), ngà voi (bla), trống (sơgơn), chiêng (sar), sừng tê giác (bơsan)

Dưới làng, là những cộng đồng huyết thống như: dòng họ, gia đình lớn và gia đình nhỏ. Trong xã hội cổ truyền của người Chu Ru, gia đình lớn (ba đến bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà) còn mang nhiều tàn dưmẫu hệ, vai trò người vợ, người cậu (miăh) và quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái. Đứng đầu gia đình lớn là một người đàn ông cao tuổi nhất, thông thường là chồng người đàn bà thuộc thế hệ trên. Trong thực tế, ông chủ gia đình lớn là người thừa hành những ý kiến của người vợ và những người anh em trai của bà (miăk). Người cậu đóng vai trò quyết định trong những công việc hệ trọng của gia đình em/chị gái như: phân chia tài sản, quyết định việc hôn nhân của các cháu, mua bán, chuyển nhượng ruộng đất và mọi tài sản khác.

Tập tục hôn nhân, gia đình

Tập tục hôn nhân, gia đình: Người Chu Ru theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vẫn tồn tại tàn dư mẫu hệ như cư trú bên nhà vợ và phụ nữ đóng vai trò chủ động trong hôn nhân (tục bắt chồng). Tuy chế độ một vợ, một chồng đã được xác lập, song trước đây vẫn có hiện tượng đa thê, tập trung ở những gia đình giàu có, thuộc tầng lớp giàu ((mdagơnơp). Hôn lễ của người Chơ Ru qua 2 bước chính: lễ hỏi, lễ cưới (lễ đón rể). Riêng lễ hỏi có đám phải qua vài lần. Khi cô gái ưng ý chàng trai nào đó, cô về thưa chuyện với bố mẹ để làm lễ đến hỏi cưới chàng trai. Trong 3 tháng mùa xuân, nhà gái chọn ngày mang hoa quả đến nhà trai và dò hỏi. Nếu nhà trai từ chối, nhà gái về và hẹn sẽ  đến nhiều lần cho đến khi nhà trai đồng ý gả con cho mới thôi. Lần đến sau, nhà gái sẽ đi đông người hơn và vào buổi tối để tránh tiếng. Cô gái sẽ không đi cùng đoàn, phòng trường hợp nhà trai từ chối nữa, dân làng biết, sẽ xấu mặt. Lần này, nhà gái vừa thuyết phục vừa cố gắng đeo nhẫn vào tay chàng trai. Nếu chàng trai từ chối, những người đàn ông của nhà gái sẽ cố tìm cách đeo nhẫn vào tay cho bằng được. Cặp nhẫn bạc (srí)của người Chu Ru được coi là tín vật thiêng liêng trong lễ thành hôn, được làm công phu từ bạc, pha chút sáp ong (thể hiện sự chăm chỉ, cần mẫn), phân trâu (vì trâu là một vật linh thiêng, mang sức mạnh của sự đấm ấm, sung túc) và đất sét (lấy từ nơi bí mật trong khu rừng già). Khi ngón tay của chàng trai đã có chiếc nhẫn của nhà gái,  chàng trai chính thức trở thành con rể. Nếu không đồng ý, chàng trai vẫn quyết tháo nhẫn trả lại, đồng thời phải mang trâu, rượu chịu phạt đền cho nhà gái. Khi hai bên đã thuận tình, nhà gái sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho ngày cưới (lễ đón rể). Nhà trai chủ động đưa ra yêu cầu về lễ vật cưới. Cô dâu ở nhà chồng 1 tuần làm nội trợ và các công việc nặng nhọc khác, cô còn phải tự bỏ tiền túi ra sắm sửa một số đồ dùng cần thiết cho chồng. Sau 8 -10 ngày, nhà gái mới đem lễ vật (một con lợn, lương thực thực phẩm đủ làm 5-7 mâm đến nhà trai để thiết đãi họ hàng, bà con). Lễ cưới, đầu giờ sáng, hai họ làm lễ rước rể về nhà cô dâu. Sau màn dặn dò và chia của hồi môn, mẹ cô gái choàng khăn cột đôi bạn trẻ lại với nhau, cầu cho lứa đôi hạnh phúc, luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Sau phần lễ, nhà gái mời hai họ uống rượu, hát đối và đấu chiêng. Chàng trai sẽ ở rể và chịu thử thách tình yêu trong năm đầu tiên. Một năm sau nhà trai, nhà gái cho vốn, nếu đôi vợ chồng trẻ muốn ra ăn riêng.

Trước kia, tục tảo hôn, thách cưới còn nặng nề. Ngày nay, tục tảo hôn không còn, hôn nhân dựa trên tình yêu và mưu cầu hạnh phúc, nhiều nơi, nam giới Chu Ru đi hỏi vợ và chủ động trong hôn nhân.

Tập tục tang ma

Tập tục tang ma: Khi gia đình có người qua đời, gia đình tổ chức để tang, cúng tế trâu, lợn, gà; làm cơm đãi khách đến chia buồn một cách chu đáo.. Tang ma truyền thống được tổ chức 2 đêm 3 ngày. Trong đám ma không thể thiếu vòng cườm và một chiếc nhẫn, mang theo thi hài để linh hồn người chết làm lộ phí đi đường; một con vịt còn sống để làm thuyền chở người chết về thế giới bên kia. Tang ma của người Chu Ru qua các bước: Thông báo gia đình có người chết; chuẩn bị lễ vật và dựng cột trâu (cây nêu), thuê giáo đâm trâu bằng 1 dây cườm và 1 chóe rượu, tế trâu, đóng quan tài, khâm niệm, đưa ma.Trong lễ đưa ma có lễ chia ly vợ/chồng người chết, nếu vợ/chồng còn trẻ muốn tái giá phải có lễ cưới tượng trưng (đám cưới chạy tang) để vợ/chồng có thể tái giá sau 1 năm. Trước đây, trong thời gian chịu tang vợ/chồng người chết chỉ được tắm, không được gội đầu vì sợ cay mắt người chết. 7 ngày sau đám tang, gia đình chuẩn bị lễ vật gồm chuối, trứng gà và làm một mâm cơm mời thầy cúng cúng cho người chết. Sau lễ cúng này vợ/ chồng người chết mới được gội đầu. Sau 1 năm, họ sẽ làm giỗ (lễ bỏ mả). Xưa kia, mỗi dòng họ có chung một nhà mồ, họ chôn chung nhiều người trong một khu nhà mồ, vị trí các huyệt mộ có thay đổi chút ít, nhưng không nằm ngoài khuôn viên nhà mồ. Người có vị thế, vai vế như ông bà cha mẹ, huyệt chôn về phía mặt trời mọc, hai bên hông dành cho con cháu, người tôi tớ thì đào huyệt chôn về phía mặt trời lặn. Trước kia, người Chu Ru có hủ tục khâm liệm, nhập quan xong, khiêng người chết ra nhà mồ trong rừng, để thi thể tự thối rữa. Ngày nay, tang lễ chuyển sang hình thức địa táng tại nghĩa địa chung của làng như các dân tộc khác.

Tôn giáo, tín ngưỡng

Tín ngưỡng tôn giáo: Người Chu Ru theo tín ngưỡng đa thần với nhiều tập tục thờ cúng tổ tiên theo cách riêng của mình. Sau khi chôn người chết, họ không lập bàn thờ hay bài vị trong nhà, mà chỉ lập bàn thờ và tiến hành nghi lễ vào một dịp nào đó ngoài nghĩa địa (kốt a tâu). Tùy từng điều kiện gia đình, khoảng 20 đến 30 năm sau khi chôn mới làm lễ (pơ khi mô cay) cúng tổ tiên một lần.

Người Chu Ru còn người Chu Ru có các nghi lễ nông nghiệp: lễ cúng thần lúa khi gieo cấy (bơng ơ kơ pơ đay) diễn ra tại các gia đình, vào khoảng tháng 3 âm lịch, sau khi đã làm đất và chuẩn bị gieo xạ. Trước khi tiến hành nghi lễ chính thức lấy lúa ra khỏi bồ (bưng), chủ nhà phải mời bà con trong họ đến dựng cây nêu và thịt lợn làm lễ rước thần lúa về cùng ăn, cùng uống để hỗ trợ cho gia chủ trong vụ mùa tới bội thu. Khi thầy cúng hành lễ, mọi người đánh chiêng, trống, nhảy múa quanh cây nêu và ché rượu cần và tin tưởng có sự hiện diện của thần linh chứng giám cho lời cầu xin của họ. Sau ba ngày hân hoan hành lễ cùng họ hàng, mọi người ai về nhà đó, chủ nhà mới làm lễ chính thức khui lúa ra khỏi bồ (bưng), cúng dâng lễ vật: 1 con gà, 30 con cua đồng (với quan niệm con cua đã phá hoại ruộng lúa khi gieo xạ, muốn được yên lành thì phải cúng nó). Cúng xong, một phụ nữ mang gùi vào bồ (bưng) để lấy thóc, gieo xuống phần ruộng đã cày bừa sẵn; Lễ dụng cây nêu (mơ nhum căn dăh) diễn ra sau khi gieo xạ xong, khoảng tháng 4 âm lịch, để làm lễ dựng cây nêu tại nhà (Nêu làm băng cây tre tươi, có ngọn cong, trên đó buộc những chiếc “kơ lang” hình cánh diều, giống như bù nhìn. Khi gió thổi, những chiếc “kơ lang” sẽ bay phần phật làm cho chim sợ mà không dám xuống nhặt thóc), sau đó mang cây nêu ra cắm vào đám ruộng vừa gieo xạ. Mọi người quay về nhà gia chủ đánh chiêng, trống, thổi kèn, nhảy múa cho hết ngày; lễ cúng đập nước (bơ mung), thần mương nước (rơbông),  do già làng chủ trì, diễn ra ngay tại bờ đập hay bờ mương. Thày cúng và dân làng dâng cúng thịt dê, riêng vị chủ làng phải dâng một con ngựa. Bởi 2 vị thần này ưa cưỡi ngựa, nên vật tế thần phải được thắng yên và phủ lễ phục. Sau lễ cúng, dân làng nhảy múa, uống rượu cần, tấu chiêng, tin tưởng vị thần sẽ giữ nước đầy đập, đầy mương tưới cho đồng ruộng tươi tốt; Lễ cúng cây nêu lớn (mơ nhum dung), diễn ra khi cây lúa ngoài đồng đã chắc hạt, các loài chuột bọ thi nhau phá hoại, phải cúng thần ở thửa ruộng mà  thầy chỉ là có thần. Tại đây, bà con dựng lên một cây nêu lớn bằng gỗ, vẽ hình mặt người, trên đó có nhiều ành cây hướng ra bốn phía, treo những chiếc “kơ lang” giống như những cánh diều. Lễ vật là một miếng gan trâu và 7 con chuột đồng (arơjăng pơnno) nướng, 7 con cua đồng (pơrocâysây), cắm cây nêu, cúng trong 3 ngày, đâm trâu, đánh chiêng, trống và nhảy múa, ngày thứ 3 mới được mang lễ vật ra ăn; Lễ cúng mừng lúa mới (ngayyang boong không pa tay), được tổ chức tại cánh đồng, sau khi đập lúa xong, tạ ơn thần linh đã ban cho họ mùa bội thu. Thày cúng chủ trì, mọi người cùng nhau chặt cây, dựng cây nêu, cột đâm trâu, lấy rơm làm rạp, nhảy lúa, đánh chiêng trống và uống rượu cần để rũ bỏ mọi rủi ro, cầu xin sự tốt lành may mắn hoặc tạ tội với thần. Chỉ sau lễ cúng, người Chu Ru mới yên tâm đưa lúa về bồ (bưng) nhà mình; Cúng sau mùa gặt (p’leiđâyru) là nghi lễ cuối cùng trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, được tổ chức tại các gia đình. Lễ vật là một con gà, một bó lúa lép. Chủ nhà cầu xin thần linh cho phép họ được ăn những thứ đã phải kiêng cữ khi đập lúa như: quả đu đủ, củ sắn, con nòng nọc. Sau đó người Chu -ru bắt đầu chuẩn bị cho các lễ tết cuối năm… Ngoài ra,  hàng năm, người Chu -ru còn tổ chức các lễ cúng vi phạm rừng cấm (duh chư) hay cúng thần Yang Wer (cây cổ thụ gần làng, nơi ngự trị của một vị thần có nhiều quyền phép). Họ làm những hình nộm đầu voi, đầu cọp, đầu trâu, đầu dê bằng gỗ hoặc bằng củ chuối cùng với đồ ăn thức uống mang tới gốc cây để cúng thần Yang Wer. Cúng lễ xong họ vây quanh cây cổ thụ ăn uống nhảy múa. Khi ra về mỗi nhà bẻ một cành cây về cắm trước nhà, cả làng kiêng kị 15 ngày không ra khỏi làng, không ai được vào làng.

Ngoài tín ngưỡng truyền thống, hiện nay, Thiên chúa giáo và đạo Tin Lành đang phát triển sâu rộng trong vùng người Chu Ru.

Văn học, âm nhạc, nghệ thuật

Văn học, nghệ thuật: Người Chu Ru có ca dao, tục ngữ phong phú, trong đó nổi bật là những câu ca dao đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền. Nhiều truyện cổ phản ánh cuộc đấu tranh với thiên nhiên để có được cuộc sống hạnh phúc. Người Chu Ru còn lưu truyền những bản trường ca khai thiên lập địa, thời mà con người và các con vật cùng chung sống hòa thuận trong rừng, về các vị anh hùng chống thiên tai, thú dữ,về lao động sản xuất, về tình yêu và gia đình. Những bản trường ca đó người già thường kể cho con cháu nghe đêm này qua đêm khác. Nhạc cụ Chu Ru có trống, kèn, đồng ..trong ngày vui, họ thường tấu nhạc với điệu Tamga, một vũ điệu mang tính cộng đồng, hầu như người Chu-ru nào cũng biết và ưa thích.