Gìn giữ tính thuần Việt của di sản

Cùng với di sản đến từ các nước trên thế giới, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam đã được Ủy ban Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các thành viên trong Ủy ban nói trên đều đi đến thống nhất: bên cạnh những tiêu chí quan trọng về sự trường tồn theo thời gian và sự tham gia tích cực từ cộng đồng, điểm độc đáo và cũng là hấp dẫn nhất chính bởi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương rất “thuần Việt”.

1. 16 di sản văn hóa phi vật thể đăng quang cùng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lần này bao gồm: Nghệ thuật ngâm thơ của Vương quốc Oman; Ca khúc dân gian Arirang (Hàn Quốc); hoạt động diễu hành ở Entre-Sambre-et-Meuse – một yếu tố chính trong bản sắc văn hóa Entre-Sambre-et-Meuse ở vùng Wallonia (Bỉ); Lễ hội Ichapekene Piesta ở Bolivia; Nghệ thuật trình diễn Frevo kết hợp âm nhạc và các điệu nhảy ở Brazil; Lễ hội Thánh Francis ở Assisi; Hát Klapa ở Dalmatia; Truyền thống đan mũ sợi toquilla (Ecuador); Lễ hội Fest-Noz ở vùng Brittany (Pháp); Nghệ thuật dân gian và nghề thêu ở Matyo (Hunggary); Các bài cầu kinh Phật giáo ở Ladakh của Ấn Độ; Nghi lễ Qalisuyan ở Kasan (Iran); Nghệ thuật chế tác đàn violin ở Cremona (Italia); Nghệ thuật trình diễn tôn giáo Nachi no Dengaku ở Nhật Bản; Lễ hội anh đào ở Sefrou (Morocco);  Đàn phiến gỗ balafon của các cộng đồng dân cư Senufo sống rải rác ở Mali, Burkina Faso và Bờ biển Ngà.

Bài viết liên quang

Trưng bày di sản văn hóa Then, nghề dệt truyền thống các dân tộc Tày, Nùng, Thái tại tỉnh Hà Giang

Trưng bày ảnh chuyên đề: “Văn hóa dân tộc Mường Truyền thống và phát triển”

Triển lãm chuyên đề “Sắc màu Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Quảng Ninh trong văn hóa phi vật thể Việt Nam”.