Không gian văn hoá vùng Trung du – Đồng bằng Bắc Bộ

Vùng văn hoá Trung du – Đồng bằng Bắc Bộ thể hiện trên diện tích 3.400 m2. Trong đó, trưng bày ngôi nhà 5 gian và mặt bằng sinh hoạt truyền thống của người Việt ở xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Trong nhà có trưng bày một số sưu tập tài liệu hiện vật văn hoá gắn với ngôi nhà. Công cụ sản xuất như: Cày, bừa, cuốc… Công cụ dệt vải tơ tằm; Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ như: Vàng, bạc, khảm trai, trạm khắc gỗ, nghề đá, in tranh dân gian, làm chiếu cói,…;Dụng cụ chế biến mắm, chế biến nông sản như: chày, cối, chum, vại,…; các hiện vật gắn với sinh hoạt như: Bộ bàn ghế, giường, tủ,…; Các hiện vật gắn với nghi lễ trong chu kỳ đời người; Nhạc cụ và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của người Kinh.

Cấu trúc cảnh quan gồm: Hàng cau, mít, tre, trầu, sấu và cảnh quan ao nhà, có cổng làng, đường làng lát gạch nghiêng.

1. Cổng làng của người Kinh

Làng truyền thống có trật tự kỷ cương,  mỗi làng đều có cổng làng, lối ngõ với bờ tre bao bọc. Bên trong mỗi làng đều có cổng làng, cây đa, giếng n­ước, mái đình và chùa thờ Phật. Cổng làng truyền thống đư­ợc xây bằng gạch, trên có tháp canh cùng với cụm kiến trúc mái đình, giếng n­ước, cây đa, ngõ xóm đã trở thành biểu tượng văn hoá truyền thống của nông thôn vùng đồng bằng bắc bộ.

Tr­ước đây, mọi sinh hoạt văn hoá cộng đồng đều diễn ra sau cánh cổng làng, theo lối ứng xử: “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” và “phép vua thua lệ làng”. Người dân tuân thủ lệ làng bằng h­ương ­ước.

Cổng làng được phục chế nguyên mẫu cổng làng người Kinh, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tỉ lệ: 1/1

2. Đường làng lát gạch nghiêng

Các con đ­ường làng lát gạch nghiêng vẫn hiện diện ở các làng quê là bằng chứng cho tục “Cheo lệ làng” trong hôn nhân truyền thống người Kinh ở vùng nông thôn Bắc Bộ từ những năm đầu thế kỷ XX trở về trư­ớc. Theo tục lệ, khi lấy vợ, nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản “lệ phí ” gọi là “cheo” thì đám cưới mới được xem là hợp pháp và được làng xã công nhận. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng….

Đường làng được xây dựng theo nguyên mẫu đường làng dân tộc Kinh, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3. Ngôi nhà truyền thống của người Kinh

Khu nhà ở của ng­êi Kinh thường bố trí theo 4 kiểu: kiểu chữ nhất gồm một nhà chính, hai nhà phụ hai bên, sân ở giữa; kiểu chữ công gồm một nhà giữa nối hai nhà trước và sau gọi là “ống muống”, kiểu chữ nhị và chữ tam gồm hai nhà hoặc ba nhà xếp song song hàng với nhau, kiểu thước thợ là loại nhà rất phổ biến, gồm các nhà xếp theo chữ L. Những năm 80 trở về trước, nhà trung lưu thường xây bằng gạch, mái lợp ngói man,  nhà nghèo thường trát vách hay trình tường, mái lợp rạ.

Mặt bằng ngôi nhà chính truyền thống của người Kinh thường 3 gian 2 chái. Gian giữa bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và bộ bàn ghế (phản hay chõng tre) để tiếp khách, hai gian bên là nơi ngủ của ông chủ nhà, các con trai và khách nam. Một chái có tủ, hòm đựng quần áo, giường ngủ của các con gái, có cửa thông ra đầu hồi, gần cửa có cối giã gạo, một chái vừa là kho, chứa cót thóc vừa có giường của vợ chủ nhà. Cũng có nơi, chái dành cho con gái đồng thời cũng là kho, nơi đặt cối xay thóc, giã gạo.

Nhà phụ có bếp, có nơi còn đặt cối xay thóc, giã gạo. Tiếp theo nhà phụ, ngươì ta thường xây chuồng trâu bò và chuồng gà, ngoài cùng là sàn thấp để rơm rạ dự trữ thức ăn cho trâu, bò.

Trước nhà phụ, tiếp giáp với sân là giếng khơi. Trước mặt nhà chính và nhà phụ có sân và vườn. Trước hiên nhà có vại để hứng nước mưa. Trong vườn bao giờ cũng có cây cau, giàn trầu ở phía trước, các cây mít ở phía sau.

4. Cảnh quan cau, mít, tre, sấu và ao làng

Làng tôi bé nhỏ xinh xinh

Chung quanh có luỹ tre xanh rườm rà

Trong làng san sát nóc nhà

Đình làng lợp ngói có vài cây cau

Chùa làng rêu phủ mái nâu

Dân làng thờ phật để cầu bình an

Chợ làng có quán năm gian

Ngày phiên thiên hạ buôn hàng rất đông

Giếng làng có mạch nước trong

Có cây đa mát bóng vùng rất xa

5. Giếng làng

Đồng bằng Bắc Bộ xưa, làng nào cũng có vài ba cái giếng, nhưng không phải  giếng nào cũng giống nhau. Cái giếng cũng có danh phận của nó. Làng giàu có thì giếng xây gạch xoải, có rồng chầu như giếng làng Mông Phụ ở Sơn Tây, một trong những làng Việt cổ nhất còn lại, dễ có đến hơn 300 năm tuổi. Làng nghèo thì chỉ là giếng đắp đất xung quanh. Giếng nước tượng trưng cho sự dồi dào sung mãn và là nguồn gốc của con người. Bàn thờ gia tiên ở nhà dân hay bàn thờ thần thánh ở đền, đình đều không thể thiếu được bát nước mưa hay nước giếng. Trước ngày hội làng, bài vị và ngai thờ Thành hoàng đều được mục dục (lau chùi) bằng nước giếng.

Bài viết liên quang

Không gian văn hoá vùng thung lũng

Triển lãm ảnh chuyên đề: “Năm Hợi – Lịch sử và văn hóa” tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Không gian văn hoá vùng núi cao phía Bắc