Việc tổ chức định kỳ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã thu hút đông đảo nghệ nhân, diễn viên, vận động viên tham gia. (Ảnh minh họa: Hà Tuấn) |
Dấu ấn 19/4 – Tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộcNhằm tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc và ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. ngày 17/11/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, ngày 17/12/2008 Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã phê duyệt chương trình khung các hoạt động Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” tạo tiền đề cho các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tôn vinh Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam.Ngày 19/4/2009 Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam được tổ chức tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham dự của đại diện 34 cộng đồng dân tộc cùng trên 2 vạn đại biểu, nhân dân và du khách. Từ đó đến nay cứ đến ngày 19/4 hàng năm Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan chỉ đạo BQL Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc có ý nghĩa chính trị, văn hoá xã hội sâu sắc góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc và tăng cường Khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đã có 41/63 tỉnh/ thành phố cử các nghệ nhân, trí thức, già làng, trưởng bản, đồng bào dân tộc tham gia các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh các giá trị tiêu biểu có ý nghĩa thiết thực, một di sản quý báu làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam.
Nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp tục khơi dậy, bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Nam Nguyễn) |
Cũng dịp này, các địa phương trong cả nước từ Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Sóc Trăng, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh… đã có nhiều hình thức tôn vinh Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam như: chiếu phim, trưng bày triển lãm, thi tìm hiểu về văn hoá dân tộc, trình diễn trang phục dân tộc, phục dựng bảo tồn lễ hội dân gian truyền thống, hội thi, hội diễn cấp tỉnh, cấp huyện… gắn với các ngày kỷ niệm 30/4, 1/5 hàng năm.Việc tổ chức định kỳ các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã thu hút đông đảo nghệ nhân, diễn viên, vận động viên góp phần bảo tồn, phát triển các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống… Nhiều giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc tiếp tục khơi dậy, bảo tồn và phát huy. Tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc chính là động lực để chúng ta chống lại văn hoá độc hại, tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, hủ tục lạc hậu, suy thoái đạo đức… là những lực cản của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, giao lưu quốc tế.Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong thời kỳ hội nhập và phát triển
Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, cùng với sự giao lưu văn hoá ngày càng sâu, rộng và sự phát triển kinh tế thị trường thì quan niệm về những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc chứa đựng bản sắc riêng đang dần bị mai một, lãng quên. Việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nhất là đối với các dân tộc thiểu số là hết sức cấp thiết.
Qua các hoạt động này đồng bào dân tộc thêm yêu mến, trân trọng và tự hào về bản sắc văn hoá của mình và quảng bá về đất nước, con người, văn hoá dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Hà Tuấn) |
(Phó trưởng BQL Làng VH-DL các dân tộc Việt Nam)