• Trang chủ
  • Quan hệ công chúng
  • Bảo tồn dệt, thêu truyền thống. Nguồn lực ứng dụng trong phát triển đương đại (Tham luận Hội thảo quốc tế tại Brunei 2017)

Bảo tồn dệt, thêu truyền thống. Nguồn lực ứng dụng trong phát triển đương đại (Tham luận Hội thảo quốc tế tại Brunei 2017)

Việt Nam có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó phải kể đến nghề dệt, thêu. Nguyên liệu chính cho sản phẩm dệt, thêu của các dân tộc Việt Nam là tơ tằm, sợi bông và sợi lanh.Sản phẩm dệt, thêu chủ yếu dùng để may trang phục, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, tranh treo và trao đổi hàng hoá.

Nghề dệt lụa ở Việt Nam có từ lâu đời, gắn liền với văn hóa của cư dân sinh sống ở các lưu vực sông như Kinh, Mường Tày, Lự, Lào, Thái, ….Đó là nơi có các bãi bồi, cát pha ven sông, suối, thích hợp cho việc trồng dâu, tạo nguồn nguyên liệu để ươm tơ, dệt vải. Ban đầu, dệt lụa mang tính gia đình, tự cung, tự cấp, về sau dần phát triển theo xu hướng làng nghề. Nhiều làng nghề truyền thống vẫn duy trì nghề dệt cho đến ngày nay như: Vạn Phúc (Hà Nội), Mã Châu (Quảng Nam), Tân Châu (An Giang)…Quy trình dệt vải tơ tằm của các dân tộc cơ bản giống nhau, bao gồm trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, kéo sợi, đánh ống, dàn sợi, lên go, mắc cửi, dệt vải. Sản phẩm lụa tơ tằm truyền thống thường dùng cắt may trang phục. Nữ giới dân tộc Kinh mặcáo tứ thân, áo năm thân (xưa), sau năm 1930 là những chiếc áo dàicó 2 tà thướt tha, với nhiều mẫu mã, hoa văn dệt thêu đủ màu sắc. Cùng với áo dài mặc trong lễ hội, phụ nữ nông thôn Việt Nam điển hình mặc áo bà ba có 3 màu đại diện cho 3 vùng địa phương: màu tím xứ Huế ở Trung bộ, màu nâu đất ở Bắc bộ và màu đen kết hợp với khăn rằn ở Nam bộ. Trên nền chất liệu và kiểu dáng đặc trưng truyền thống, các nhà thiết kế đã phát triển nhiều loại trang phục, kèm theo đó là các tấm khăn thêu hiện đại, tô điểm cho áo dài thêm sang trọng.

Bài viết liên quang

Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam – Tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc

Trải nghiệm du lịch văn hóa độc đáo bậc nhất Việt Nam tại “Xứ sở nắng gió” Ninh Thuận

Ngôi nhà truyền thống của người Tày ở Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tại Bảo tàng VHCDT Việt Nam