Được đánh giá là một trong những lễ hội mùa xuân hấp dẫn nhất thế giới, Lễ hội carnival hằng năm ở Venice, Italy luôn thu hút số lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Lễ hội hóa trang Venice lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1296. Sau một thời gian khá dài gián đoạn, lễ hội được khôi phục vào năm 1980 và được tổ chức đều đặn hàng năm cho đến nay. Mỗi năm lễ hội mang một chủ đề khác nhau nhưng đều nhằm tôn vinh văn hóa và tạo nên những ngày hội vui vẻ cho người dân đầu năm mới. Trong suốt thời gian hai tuần, quảng trường St. Mark, các rạp hát, đường phố và tòa nhà công sở trở thành sàn diễn của các diễn viên, người làm xiếc, vũ công, nhạc sĩ… khiến người ta có cảm giác như đang sống ở hế kỷ XVII.
Mặt nạ là nét đặc trưng nhất của lễ hội hóa trang Venice . Những nghệ nhân làm mặt nạ cũng có vị trí riêng được tôn trọng trong xã hội, với những phường hội và luật lệ riêng của họ. Mặt nạ hóa trang thường được làm bằng da hoặc bằng giấy bồi theo kỹ thuật truyền thống. Ngày nay, mặt nạ còn được làm từ thạch cao, vàng lá và luôn được vẽ tay, thêm các chi tiết trang trí bằng lông chim, đá quí. Lavra là loại mặt nạ phổ biến và đặc trưng nhất của Venice , làm bằng sáp và thạch cao trắng như hình hồn ma, họa tiết đơn giản, nhưng có các chi tiết trang trí trên mũ cầu kỳ.
Giới qúy tộc thượng lưu đã đổ về Venice trước cả tuần, có đợt lên tới 30 nghìn người vào thời đó. Người ta đặt làm những bộ trang phục cầu kỳ, những chiếc mặt nạ tinh xảo từ cả một năm trước để đến với lễ hội hóa trang. Vào dịp lễ hội hóa trang, các cung điện, vườn hoa đều mở cửa, khắp nơi người ta chơi nhạc và khiêu vũ. Những ban nhạc ngoài trời, những nhóm hề lưu động, trong ngõ nhỏ, trên quảng trường, luồn theo mọi con kênh trên những chiếc thuyền gỗ gondole, cả Venice sống trong âm nhạc và màu sắc.
Lễ hội hóa trang (Carnival) Venice được tổ chức vào khoảng trung tuần tháng 2 hàng năm, bắt đầu vào ngày thứ tư đầu tiên của Mùa Chay, kết thúc vào ngày Thứ ba Béo sau đó 2 tuần. Đây là một dịp để mọi người vui chơi, hòa nhạc, khiêu vũ và cũng là dịp để ôn lại và ca ngợi lịch sử hình thành và cai trị một đất nước yên bình, phồn vinh, một xã hội công bằng, ổn định cũng như khích lệ tinh thần yêu nước của mỗi người dân.
Cũng như nhiều lễ hội, bên cạnh việc duy trì những nét đẹp cũng có những hoạt động bị cho là quá khích như sự cạnh tranh quá khích giữa vùng, các xứ đạo khác nhau. Thậm chí dẫn tới những cuộc tàn sát đánh lộn gậy gộc, dao kiếm. Nhưng nguồn thu từ lễ hội hóa trang lớn tới mức dù đã tìm cách ngăn chặn những hoạt động không lành mạnh, nhưng hội đồng thành phố cũng không dám ban bố lệnh cấm. Chỉ khi nhà nước Cộng hòa Serinissima bị đánh đổ (năm 1797), đất nước rơi vào sự cai trị của người Áo (1815-1866), lễ hội hóa trang mới bị cấm hoàn toàn. Sau khi đất nước được thống nhất lại, lễ hội hóa trang được khôi phục nhưng lễ hội dường như là dịp để mọi người biểu diễn nhiều hơn là dịp thực hành các nghi lễ như thuở ban đầu.
Tuy nhiên, do có quá nhiều người sử dụng mặt nạ để tránh bị nhận diện trong các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc làm tổn hại danh dự quí tộc như đấu kiếm, đánh bạc, đột nhập vào tu viện của các nữ tu, đi nhà thổ…Năm 1608 Hội đồng thành phố đã phải ban bố sắc lệnh cấm mọi người dân đeo mặt nạ ra đường trừ thời gian lễ hội hóa trang và những dịp lễ tết quan trọng. Ai vi phạm sẽ phải chịu hình phạt rất nặng nề: sẽ phải nộp một khoản tiền phạt 500 lia, ngoài ra nam giới sẽ phải lao động khổ sai trên tàu 18 tháng, còn phụ nữ sẽ bị đánh lê trên đường từ quảng trường San Marco ra cầu Rialto, sau đó sẽ bị bêu ra trước toàn dân ở quảng trường trung tâm. Khoảng giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, lễ hội hóa trang dần chỉ còn là dịp để các phường hội thanh thiếu niên thi thố trang phục. Phải đến tận năm 1980, sau một thời gian dài không tổ chức qui mô, những người lãnh đạo thành phố mới quyết định khôi phục lại các hoạt động lễ hội hoàng tráng như đã từng có thời xưa. Với sự chuẩn bị chu đáo, tổ chức công phu, Venice đã có một mùa lễ hội Carnival đúng nghĩa sau gần một thế kỷ.
Trong lịch sử trên 1500 của mình thành phố vịnh này đã tạo nên cho mình những thành quả rực rỡ và những công trình đặc sắc, nhưng song song với điều đó, ở đây cũng từng có cả thù hận, lừa đảo, phản bội và cả thủ tiêu lẫn nhau – tất nhiên, cũng không thiếu nô lệ và đấu tranh – đủ thông tin cho những câu chuyện rùng mình (ma quái) kéo dài cả tiếng đồng hồ. Những câu chuyện này được Andrea kể một cách say sưa và hấp dẫn trong các chuyến tour tham quan “Huyền thoại của Venice “.
Khắp thành phố, suốt ngày đêm, đâu đâu cũng tưng bừng những hoạt động kỷ niệm, những ban nhạc ngoài trời, những vở kịch tự phát, những anh hề xanh đỏ, và kết thúc bằng một buổi khiêu vũ lớn tại Quảng trường San Marco. Buổi khiêu vũ của những người dân Venice , những người đã lâu lắm rồi mới lại được sống trong bầu không khí lễ hội tưng bừng như vậy.
Cinet tổng hợp