Thái Lan: Lễ hội Songkran đón mừng năm mới.

Songkran diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 hàng năm, đánh dấu giao thời từ năm cũ sang năm mới với nhiều với nhiều việc tẩy uế nhà cửa và ăn vận quần áo mới.

Theo qui luật vận hành của Mặt trời thì sự xuất nhập của các vì sao là khác nhau, tổng cộng là mười hai lần, khớp thời gian vừa tròn một năm. Một số nước như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia cổ đại đều lấy lễ hội Songkran là dịp đón năm mới. Vì cũng là Tết cổ truyền nên người dân Thái ai nấy đều phấn khởi háo hức, treo đèn trang trí, nhà nhà tưng bừng ánh điện, phố phường náo nhiệt. Phật giáo là quốc giáo nên họ chuẩn bị cho lễ hội bằng hoạt động tắm Phật trên chùa.

Trong lễ hội còn diễn ra hoạt động té nước người đẹp. Các cô gái tham gia khoác trên mình những trang phục lễ hội chim công, chim phượng và múa các điệu dân gian độc đáo. Vào dịp này, người dân Thái ai nấy đều náo nức, treo đèn trang trí, nhà nhà tưng bừng ánh điện, phố phường đông vui, náo nhiệt.

Sáng sớm buổi lễ, theo truyền thống người Thái mang hoa tươi và đồ lễ thực phẩm lên chùa nghe giảng kinh, xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người. Sau đó họ sẽ đắp nhiều bảo tháp bằng cát trong chùa, cắm cờ lễ và hoa tươi lên đó chào mừng sự kiện này. Sau các nghi thức này, tất cả đổ ra đường phố chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào nhau,  biểu hiện cho việc cầu phúc và rửa tội nhưng đối với những ai có tâm hồn trẻ trung thì đây là dịp vui đùa thật thú vị.

Theo người Thái quan niệm thì ai được té nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm, vì thế ai cũng ra sức với màn té vui nhộn. Cho dù có khác màu da, không hiểu giọng nói nhưng qua đây mọi người dường như gắn kết với nhau hơn, thể hiện tình bằng hữu, thân ái nồng nhiệt. Truyền thuyết kể lại, Lễ hội té nước là mối nhân duyên tốt lành nhất của khá nhiều người nên cho dù ở xa đến mấy thì những người con xa xứ đều tìm về dự hội.

Lễ Songkran cũng là dịp lễ thật thú vị có tên Rot Nam Dam Hua diễn ra: những người trẻ dìm bàn tay của người cao tuổi vào nước thơm và cầu xin tha thứ tất cả lổi lầm. Người cao tuổi đáp lại bằng lời chúc phúc và khuyên bảo con cháu mình sau đó mọi người cùng chia nhau kẹo ngon. Đây hoàn toàn là việc gìn giữ truyền thống người Thái tôn trọng tuổi tác và địa vị và cũng cố mối quan hệ giữa các thế hệ.

Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới. Mọi người lên chùa dự lễ tắm Phật và mang trái cây cùng những món ăn chay cúng các vị sư, đồng thời thả chim lên trời phóng sinh, sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi lấy nước thơm cho vào phun lên người nhau để chúc phúc. Để chuẩn bị cho Tết Songkran, người dân dành 2 ngày. Bắt đầu là Wan Sungkharn Long – ngày này được dành để dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ. Tiếp đó là Wan Nao – ngày dành riêng để chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới. Theo tập tục, người dân sẽ tới bờ sông và thi nhau dựng các ngôi chùa bằng cát, mỗi hạt cát sẽ cuốn đi một tội lỗi. Ngày Wan Nao tương tự như ngày 30 của Tết cổ truyền Việt Nam. Wan Payawan là ngày đầu tiên của năm mới. Mở đầu là một số nghi lễ trên chùa vào lúc sáng sớm, người dân sẽ cúng đồ ăn và quần áo. Còn tại nhà, các bức ảnh của Đức Phật sẽ được lau và vẩy nước thơm. Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước.

Lễ hội Songkran là điển hình cho mô hình lễ hội truyền thống Thái Lan, giúp đất nước này trở thành thánh địa nghỉ dưỡng và du lịch.

TH