Một tháng sau khi kết Hạ (kỳ tu kín của các tăng ni Phật giáo), vào những ngày trăng sáng và tròn nhất trong tháng 12 theo Âm lịch Thái Lan, thường là vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 Công lịch (tháng Mười lịch âm của Việt Nam), ở Thái Lan lại diễn ra một lễ hội rất đặc sắc – Lễ hội Loi Krathong.
Lễ hội gồm có các lễ vật (krathong) nhỏ của người Thái kết bằng lá chuối thả nổi (loi) trên dòng nước, ao, hồ trên toàn Vương quốc Thái Lan để cầu xin nữ thần nước tha thứ tội làm ô nhiễm các dòng nước của người. Những chiếc Krạ-thôông ấy không chỉ đem đồ tế tạ ơn Mẹ Nước, mà còn đem đi tất cả những rủi ro, tội lỗi của cả một năm qua và biến cả đất nước Thái Lan thành những ngày hội ánh sáng tưng bừng đầy ý nghĩa.
Theo truyền thống, các lễ vật được tạo thành hình hoa sen có đốt đèn nhang và cúng vài đồng xu. Người Thái tin rằng lễ vật sẽ mang đi những tội lỗi khi những chiếc phao nhỏ bềnh bồng treo dòng nước ngập tràn ánh đèn thật thơ mộng.
Hàng ngàn người tụ tập bên các dòng sông, kênh cầu nguyện trong im lặng và sau đó cẩn thận thả lễ vật krathong của mình theo dòng nước. Các phao nhỏ đựng hoa, nhang và một hay nhiều cây nến được thấp sáng sẽ nhẹ nhàng trôi đi. Mọi người chăm chú nhìn và hy vọng ngọn nến không bị tắt. Người ta cho rằng ánh nến biểu thị cho sự trường thọ, hoàn thành các ước nguyện và giải thoát khỏi tội lỗi.
Theo tiếng Thái, “
Krathong theo cổ truyền vẫn có kiểu dáng hoa sen, làm bằng thân hoặc lá cây chuối và được trang trí bằng các loại hoa. Trải qua nhiều năm, những cuộc thi bình chọn Krathong đẹp nhất đã được tổ chức và những kiểu dáng mới xuất hiện như chim, thuyền và các hình tượng khác. Các vật liệu trang trí nhiều màu sắc được sử dụng tối đa để Krathong có màu sắc sặc sỡ thật bắt mắt. Tuy nhiên, trong một Krathong luôn phải có 3 thứ là nến, hương, hoa (nhiều loại, nhiều màu). Có khi, cờ giấy cũng được gắn vào Krathong, bay phất phơ theo những cơn gió nhẹ. Người ta còn nhét cả tiền xu vào các cánh lá của Krathong. Tiền xu là đồ cúng một cách tượng trưng cho thần sông, nhưng trong những năm gần đây, tiền xu lại được xem như là một hành vi công đức cho người nghèo, những người sau đêm hội đi tìm kiếm Krạ-thôông để lấy tiền.
Hoàng gia cũng tham gia và tổ chức những lễ hội Loi Krathong rất quy mô với những Kra-thôông Yài (Krathong Lớn). Các Krathong này như một chiếc thuyền có thể chở được nhiều nhạc công, ca sĩ, vũ công để họ biểu diễn hát múa trong ánh đèn đuốc sáng trưng. Những Krathong Hoàng gia không chỉ lớn mà còn có hình dạng rất phong phú: hình hoa sen nở, hình thuyền mành, thuyền rồng… Nhà Vua cùng Hoàng gia ngồi xem Loi Krathong trên một đình tạ lớn nổi lên trên mặt nước nhờ những thuyền nhỏ ghép lại thành phao…
Mặt khác lại có những Lễ hội Loi Krathong có tính chất rất nguyên thủy, không gắn tới truyền thuyết Phật giáo, cũng không chỉ mang tính giải trí đơn thuần. Đó là Lễ hội Loi Krathong ở Chiêng Mày và các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan. Vào những ngày nước lớn tháng Mười Hai, người dân vùng này lại làm những chiếc Krathong rất lớn và đốt đuốc chức không phải nến ở bên trong. Họ cho vào các Krathong lớn đó thức ăn và quần áo rồi thả chúng ra sông. Chính vì thế mà người ta còn cho rằng, lễ hội này có liên quan đến lễ hội hoa đăng của người Trung Quốc, trong lễ hội đó người ta gắn nến lên những chiếc bè hay thuyền giấy để dẫn dắt những linh hồn phiêu dạt, lang thang.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người dân Thái Lan đều hiểu và cho rằng Loi Krathong là một hành vi nghi lễ làm vui lòng Mẹ Nước. Những khay đồ cúng này thả nổi trên mặt nước, được gửi đến Mẹ Khongkha – nữ thần nước, nhằm làm nguôi lòng và cầu xin Mẹ Nước tha thứ cho việc đã làm vấy bẩn và ô nhiễm nước suốt một năm qua. Và cho đến ngày nay, Loi Kra thôông dần dà đã trở thành những ngày hội đèn (hội hoa đăng) vừa gắn với tín ngưỡng tôn giáo, vừa mang tính chất vui chơi giải trí của người dân Thái vào mùa nước lớn.
Krathong” là chiếc “bát lá” làm bằng thân và lá chuối được trang trí dùng để đựng đồ cúng, “loi” nghĩa là “thả trôi”. Loi Krathong là thả trôi những chiếc bát lá theo dòng nước. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của lễ hội này. Cách giải thích phổ biến nhất cho rằng đây là một lễ hội có xuất xứ từ Ấn Độ với tín ngưỡng thờ phụng nữ thần sông Hằng như vị thần mang lại cuộc sống và sự sinh sôi, quan niệm này đã được du nhập vào Vương quốc Thái Lan dưới Vương triều Sụkhổ- thay khoảng 700 năm trước, trong đó tên sông Hằng được phiên âm thành Khongkha. Đời Vua Răm-khăm-hẻng, vị Vua vĩ đại của Vương triều Sụ-khổ-thay, có một cô gái tên là Nang Nopamas, con gái của một thầy tu Bà la môn trong Hoàng cung, thường hay cúng lễ thần sông khi mùa mưa kết thúc. Nàng đã bắt chước tục lệ Bà la môn của cha mình, làm một chiếc khay đựng đồ cúng để dâng lên Mee KhongKha (Mẹ Nước). Nàng lấy thân và lá cây chuối để kết chiếc bát lá đựng đồ cúng trong hình dạng một bông sen mãn khai, sau đó với lòng kính trọng, nàng dâng chiếc Krathong đầu tiên này cho đức vua, Người đã nhận và thả xuống sông. Cách thức mới lạ và ý nghĩa của chiếc bát lá đã cuốn hút người dân Sụ-khổ-thay và họ đã sáng tạo ra lễ hội này.
TH (Cinet)