09/05/2010 8:26 SA Điệu múa của người Chăm trong lễ hội cầu mưa. Ảnh: Internet
(Cinet) – Lễ hội cầu mưa là một nét văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Chăm, được lưu giữ từ bao đời nay với ý nghĩa cầu mong sức khoẻ, cuộc sống an lành, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Lễ hội còn là dịp để bà con cộng đồng Chăm hồi tụ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất cho đời sống tinh thần và vật chất thêm phần phong phú.
Lễ hội cầu mưa năm nay thu hút mọi lứa tuổi trong cộng đồng người chăm và cả du khách thập phương khắp nơi muốn khám phá, tìm hiểu về nét văn hoá dân tộc độc đáo này.
Dâng lễ là một phần không thể thiếu trong lễ hội, bà con nơi đồng bào dân tộc Chăm đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật gồm: Mâm ngũ quả, gà, rượu, trầu cau…để dâng lên các vị thần ban sức khoẻ (PoTang PôGiá), thần mưa (PôNai), thần thuỷ lợi (PôGiang) cầu mong một năm mới cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bà con ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng có của ăn của để…
Phần lễ kết thúc cũng là lúc phần hội được bắt đầu trong tiếng kèn Saranai, tiếng trống Paranưng, của các nghệ sĩ người Chăm đã làm cho không khí thêm tưng bừng, rộn rã.
Những điệu múa uyển chuyển, duyên dáng, nhẹ nhàng của thiếu nữ Chăm, làm say đắm bao lòng du khách, làm cho lễ hội thêm nhộn nhịp.
Lễ hội cầu mưa thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tâm linh của đồng bào Chăm, Ninh Thuận./.
Cinet