Lễ hội Bạch Đằng – Dấu tích lịch sử hào hùng của dân tộc

20/04/2010 3:29 CH Ảnh minh hoạ. Ảnh: Internet

(Cinet) – Uỷ ban nhân dân xã Yên Giang, Yên Hưng, Quảng Ninh đã tổ chức Lễ hội Bạch Đằng 2010 từ ngày 20- 21/4/2010 (tức 7- 8/3 âm lịch) tại đền Trần Hưng Đạo, là dịp để nhân dân tôn vinh chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong lịch sử cũng như cảm tạ công đức của những vị tướng tài giỏi, đã đóng góp sức lực, tài trí của mình để bảo vệ đất nước.

 

Chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang tiêu diệt đạo binh thuyền của Ô Mã Nhi, đây là trận tiêu diệt chiến lược lớn nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 3. Đây là một thất bại thảm hại của đế quốc Mông – Nguyên. Chiến công này làm sụp đổ tham vọng xâm lăng Đại Việt.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của Ông nhân dân nơi đây hàng năm đã tổ chức long trọng “Lễ hội Bạch Đằng”.

Mở đầu lễ hội là các hoạt động dâng hương, tế lễ tại đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, rước tượng Trần Hưng Đạo diễn ra trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như: Đấu vật, đánh cờ người, chọi gà…thu hút đông đảo người dân tham gia.

Lễ hội Bạch Đằng 2010 cũng là dịp tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm kỷ niệm 722 năm ngày quân dân nhà Trần lần thứ 3 đánh thắng quân Nguyên Mông (1288 – 2010)./.

Cinet

Năm Mậu Tý 1288, Trần Hưng đạo đã cho quân lính, dân binh chặt gỗ lim, gỗ táu ở vùng rừng núi Yên Hưng cắm các bãi cọc ở đoạn gần họng sông Bạch Đằng gồm Bãi cọc Đồng Vạn Muối và Bãi cọc Yên Giang làm trận địa cọc. Các bãi cọc kết hợp với các dải đá ngầm ghềnh Cốc và ghềnh Sông Chanh làm thành một phòng tuyến bịt chặt họng sông Bạch Đằng không cho quân Nguyên rút chạy ra biển về nước.