Tổng thể khu trưng bày Lăng thờ cá Voi (Lăng Ngư Ông) tại Bảo tàng VHCDT Việt Nam

Tổng thể khu trưng bày Lăng thờ cá Voi (Lăng Ngư Ông)

Vùng văn hoá Miền Trung – Ven Biển được thể hiện trên diện tích 4.000m2 xây dựng: Ngôi tháp Chăm; đền thờ cá ông; xưởng gốm của người Chăm. Trong không gian các công trình ấy, trưng bày sưu tập tài liệu hiện vật: công cụ sản xuất gốm, sản phẩm gốm, sưu tập dụng cụ thờ cúng, dụng cụ sinh hoạt, dụng cụ và sản phẩm nghề dệt vải, nghề gốm, tư trang, các hiện vật gắn với từng nghi lễ trong chu kỳ đời người, nhạc cụ dân tộc và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào vùng miền Trung – ven biển, đặc biệt là các tượng Chăm và các hiện vật tiêu biểu của người Chăm như Linga và yoni, vũ nữ Chăm…  Cấu trúc cảnh quan gồm: Xương rồng, phi lao, các loại cây khác và hình tượng thiếu nữ Chăm đội nước. Trong không gian văn hoá vùng Trường Sơn – Tây Nguyên thể hiện trên diện tích 4.000m2 xây dựng ngôi nhà Rông Ba Na; cây nêu trong lễ hội, đàn đá, đàn gió, đàn nước…Trong đó trưng bày sưu tập tài liệu hiện vật: công cụ sản xuất, trang phục dân tộc, sưu tập dụng cụ sinh hoạt như ché, chiêng, dụng cụ và sản phẩm nghề dệt vải, tư trang, các hiện vật gắn với từng nghi lễ trong chu kỳ đời người, nhạc cụ dân tộc và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, sưu tập nhà mồ và tượng nhà mồ. Cấu trúc cảnh quan gồm: Cây Pơ lang, cây Kơ nia, và những dải đất các thác nước chảy để vận hành đàn đá, đàn nước và tượng voi mẹ, voi con…

Bài viết liên quang

Hoạt động về nguồn tháng 7 của Ban chấp hành Công đoàn Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ngôi nhà truyền thống của người Tày ở Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn tại Bảo tàng VHCDT Việt Nam

Tái hiện nét văn hóa ba miền nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam tại Lâm Đồng