Không gian văn hoá vùng thung lũng

Vùng văn hoá thung lũng được thể hiện trên diện tích 4.400 m2, tái hiện ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày và người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn. Không gian phía trong nhà trưng bày các sưu tập hiện vật theo cách bài trí của ngôi nhà truyền thống gồm: Công cụ sản xuất, dệt vải thổ cẩm, nghề làm giấy gió, dụng cụ chế biến rượu “lẩu siêu”, cơm lam, thịt nướng và các vật dụng phục vụ sinh hoạt như giường, hòm, hòm đựng đồ tư trang; các công cụ vận chuyển như: dậu, sọt,…;các sưu tập hiện vật gắn với từng nghi lễ trong chu kỳ đời người; nhạc cụ và các hiện vật gắn với tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào vùng thung lũng.

Cấu trúc cảnh quan gồm: cảnh quan trong vườn nhà, rừng cọ, đồi chè, dòng suối, cọn quay, cối giã gạo bằng sức nước và hình tượng thiếu nữ Thái, Mường vác nước.

1. Ngôi nhà truyền thống của người Tày

Nhà của người Tày ở vùng thung lũng Đông Bắc phổ biến là nhà sàn, 4 mái, khác hẳn với nhà sàn của người Thái hay người M­ường ở vùng thung lũng Tây Bắc. Nhà có ba gian, bốn vì cột, mỗi vì cột có 5, 7 hoặc 9 cột. Hệ khung cột và vì kèo làm bằng các loại gỗ tốt như­ nghiến, lim… Mặt sàn trải ván ghép, mái lợp ngói âm dương.

Trên sàn, người ta ngăn thành nhiều buồng làm nơi ngủ, phòng tiếp khách, phía trên sàn còn có một tầng gác lát ván hoặc trải vầu để chứa lương thực. Trước đây, gầm sàn dùng để nuôi trâu, bò, ngựa, lợn, gà vịt và dê. Ngày nay, gầm sàn chuyển làm nơi cất trữ nông cụ sản xuất.Trước sân hay sau nhà còn có thêm một sàn nhỏ làm sân phơi.

Ngôi nhà được phục chế theo nguyên mẫu nhà gia đình ông Hoàng Văn Linh, 51 tuổi, dân tộc Tày, thôn Tân Hoà, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, tỷ lệ:1/1.

2. Nhà truyền thống dân tộc Nùng

Người Nùng thường ở nhà sàn và nhà nửa sàn nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống ưa thích của họ. Nhà thường rộng, có ba gian, vách thưng bằng gỗ và mái lợp ngói máng. Nay, đồng bào Nùng chuyển sang ở nhà đất là phổ biến. Nhà được chia làm hai phần bởi vách ngăn, trừ một lối đi ở gian giữa, phần trong đặt bếp, là nơi sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình. Phần ngoài, dành cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. Phía sau nhà có cầu thang phụ, ở đấy có máng nước dùng để tắm rửa. Ngôi nhà được phục chế nguyên mẫu theo nhà của ông (bà)…………………dân tộc Nùng ở………………………………………., tỷ lệ………………..

3. Cây vườn nhà, rừng cọ, đồi chè, hoa hồi, hoa ban, dòng suối.

Từ lâu, cư dân nhóm Tày – Thái đã biết chọn nơi cư trú của mình là những thung lũng trù phú được bao bọc bởi những dòng sông, khe suối để canh tác và sáng tạo nên những giá trị vật chất, tinh thần, thích ứng với môi trường thiên nhiên. Với khí hậu và thổ nhưỡng vùng Đông Bắc thích hợp cho cây chè, hoa hồi phát triển, những dải đồi bát úp trập trùng được bao phủ bằng những đồi chè, đồi cọ xanh ngút ngàn. Dọc theo bờ sông, con suối là những chiếc cọn nước đang cần mẫn đưa nước lên từng thửa ruộng bậc thang.

4. Chiếc cọn quay

Cọn nước là sự sáng tạo đỉnh cao trong kỹ thuật làm thuỷ lợi của cư dân thung lũng thời kỳ tiền công nghiệp. Cọn được làm bằng tre, gỗ, áp dụng theo nguyên tắc lợi dụng dòng chảy, ngăn dòng, tạo áp lực, tác động cho guồng quay. Khi cọn quay sẽ múc nước từ dưới suối lên đổ vào hệ thống mương máng dẫn nước vào ruộng

Cùng với cọn quay dẫn nước lên cao là hệ thống thuỷ lợi như đập chắn nước (còn gọi là mương – phai), kè ngăn thông mực nước (còn gọi là lái), máng dẫn nước tới từng thửa ruộng (còn gọi là lín). Hệ thống thuỷ lợi này góp phần không nhỏ trong việc giải phóng sức lao động trong suốt thời kỳ dài, tru?c khi cụng nghi?p phỏt tri?n.

5. Cối giã gạo bằng sức nước

Do sinh sống ở vùng thung lũng, nhiều sông suối nên ngoài việc lợi dụng sức nước, sáng tạo ra những chiếc cọn quay phục vụ cho việc tưới tiêu trong canh tác nông nghiệp, đồng bào còn biết tận dụng sức nước để giã gạo nhằm giải phóng sức lao động cho con người. Đi dọc theo dòng suối là âm thanh quen thuộc của những chiếc cối giã gạo. Cối giã nhanh hay chậm tuỳ theo dòng chảy mạnh hay yếu. Trung bình 1 ngày được 1 cối, đủ lượng gạo sử dụng trong gia đình trong một ngày.

6. Cụm tượng thiếu nữ Thái, Mường vác nước

Ở vùng thung lũng chân núi, người Tày, người Thái, Mường xây dựng hệ thống thuỷ lợi theo hai dạng cơ bản: phai và mương. Phai- là các con đập chắn ngang dòng suối làm từ những nguyên liệu sẵn có như đất, đá, gỗ, tre. Đồng bào thường chọn chỗ thuận tiện nhất để đắp phai tạo thành những “bức tường” có tác dụng ngăn dòng chảy. Ở nhiều vùng, đồng bào còn làm những con đường dẫn nước vào ruộng tuỳ theo địa hình, về sau do nhu cầu tưới tiêu ngày càng lớn, nên đã xuất hiện lái (ké phụ), lín(ống dẫn nước) của người Tày, người Thái hay ống (ống lấy nước bằng tre) của người Thái, người Mường.

Bài viết liên quang

Không gian văn hoá vùng Trường Sơn – Tây Nguyên

Không gian văn hoá vùng đồng bằng Nam Bộ

Không gian văn hoá vùng Miền Trung – Ven biển