Chất liệu: Đá sa thạch.
Kích thước: cao: 38,5cm; rộng: 21 cm.
Niên đại: Thế kỷ X.
Loại hiện vật: Cổ vật, Văn hóa Chăm Pa.
Miêu tả tóm tắt: Tượng bán thân bằng sa thạch. Khuôn mặt đẹp, thanh tú, lông mày dài, cong liền nhau, mắt to, sống mũi thẳng, cân đối, miệng hơi nở nụ cười, tai đeo trang sức, tóc kết thành cuộn búi cao kiểu hình tháp, phía trước có hình vầng trăng lưỡi liềm, cổ cao, ngực để trần căng tròn đầy sức sống, nhưng lại tạo nên một cảm giác thánh thiện.
Giá trị tiêu biểu: Tượng nữ thần Devi là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của văn hóa Chăm, với khuôn mặt phụ nữ trẻ, đẹp, quyền quý, kiêu sa, huyền bí nhưng niềm nở và gần gũi, khác các tượng khác thuộc phong cách Đồng Dương mang đậm nét nhân chủng học bản địa. Theo nội dung của văn bia thứ hai ở Đồng Dương thì nữ thần Devi có tên là Haradevi, là vợ của vua Indravarman II. Do bà có nhiều công đức, nên khi qua đời bà được vua JayaSinhavarman (893 – 904) cho tạc tượng để thờ cúng như các vị thần khác. Bức tượng này được nhiều nước trên thế giới lựa chọn để trưng bày giới thiệu về nền Văn hóa Chămpa nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung .
Đơn vị lưu giữ: Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.
(Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa)