Dân tộc: KinhĐịa điểm: Tỉnh Phú ThọNội dung chính: Trống quân là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc dân gianphổ biến ở nhiều địa phương, gắn với mục đích thờ cúng, khai xuân, cầu thần bancho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân đa, vật thịnh. Cuộc hát Trốngquân là sinh hoạt nghệ thuật mở đầu cho lễ hội, diễn ra song song với nghi thức tếlễ đình, đền. Ngoài ra, tùy nơi, như ở Phú Thọ còn có hát Xoan, hát Đúm. Vì thếhát trống quân ở đây còn có tiết mục Hát đón đào (hát mời đeo trống và hát luậtcấm), Hát vận (chặng Rước đào trên đường). Đây là phần chính của cuộc hát, chủyếu nội dung giao duyên. Các chàng trai cô gái vừa hát Trống quân, vừa di chuyểndiễn ra trên đường từ bến sông về đến đền Thượng theo cách “đào đi ngược nam đixuôi”. Khi hát, họ đi ngược chiều kim đồng hồ theo hình xoáy trôn ốc. Cuối cùnglà Hát kết của hai bên nam nữ khi về gần tới cửa đền. Hát trống quân thường có 3-4 dây. Mỗi “dây” trống quân có thể là một đôi nam nữ hoặc nhiều hơn, cùng sửdụng một chiếc trống có đường kính khoảng 20-22cm, cao 7cm do các chàng traitự làm để đệm giữ nhịp. Chiếc trống này được một cô đào đeo vào cổ hoặc bưng(nếu không có dây đeo) để khi hát bên nam sẽ cầm dùi gõ vào trống. Trong cuộchát, nếu bên nữ thắng bên nam, các đào sẽ được tiến lên ba bước và ngược lại, nếunữ thua nam thắng thì các đào sẽ bị du ngược trở lại ba bước. Các dây Trống quâncứ thế du đi du lại mãi cho đến chập tối mới tới được cửa đền.Múa trống quân trong lễ hội đình, đền đã được chuyển tải vào điệu múatrống quân, thể hiện không khí lễ hội đình, đền ở Phú Thọ và tục hát trống quânvới 3 chặng rất đặc trưng của các chàng trai cô gái Phú Thọ.
Múa trống quân
- Tỉnh thành: Lâm Đồng
- Dân tộc: Mạ
- Loại dữ liệu: Video
- Nguồn dữ liệu: Bảo tàng VHDT Việt Nam