Múa dân gian “Tắc Xình”

Dân tộc : Sán Chay
Địa điểm: tỉnh Thái Nguyên, vùng thung lũng Đông Bắc Việt Nam
Nội dung chính: Cộng đồng Sán Chay ở Việt Nam sinh sống tập trung tại
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Đồng bào chủ yếu
canh tác lúa nước kết hợp với nương rẫy. Quá trình lao động, họ đã sáng tạo ra
điệu múa tắc xình, ghi lại cuộc sống đời thường, làm giàu cho kho tàng văn hóa
Việt Nam. Tùy từng nơi, điệu múa tắc xình có sự khác nhau ít nhiều, nhưng cơ bản
vẫn là nghệ thuật trình diễn dân gian, mang yếu tố tâm linh trong lễ hội cầu mùa
của người Sán Chay, biểu đạt sự tạ ơn trời đất, thần linh đã cho mưa gió thuận hòa,
mùa màng tốt tươi, bản làng no ấm, lúa ngô được mùa, cầu khẩn sự che chở của
thần linh cho sức khỏe.
Múa Tắc xình có 09 động tác mô phỏng quy trình canh tác của người Sán
Chay gồm: thăm và dọn đường, bắt quyết cầu trời, mài dao, phát nương, tra mố,
chăm sóc lúa, thu hoạch mùa màng, giã cốm, mừng mùa và trả lễ cho thần linh.
Múa Tắc xình « tắc sịch » hay « tắc sình » còn mang ý nghĩa là các điệu nhảy gắn
liền với âm thanh của các nhạc cụ tre, mà “Tắc” là âm phát ra bởi tiếng gõ của
thanh tre trên thân ống tre, “Xình” là âm phát ra do động tác nện ống tre xuống đất.
Các âm “tắc” và “xình” phát ra liên tiếp 8 lần theo một trật tự nhất định để kết
thành một khúc có giai điệu rất riêng “Tắc – tắc – xình, tắc – tắc – xình…” chỉ có ở
người Sán Chay.
Name of type: “Tac Xinh” folk dance
Ethnic group: San Chay
Location: Thai Nguyen province in Northeastern Valley, Vietnam
Main content: The San Chay ethnic group live in provinces: Thai Nguyen, Tuyen
Quang, Bac Giang, Vinh Phuc and Phu Tho (Vietnam). They majority argricultre
wet rice, combining with cultivating in the milpa. In the cultivative process, the
San Chay have created a Tac xinh dance that shows their life, enrich the cultural
heritages of Vietnam. Each place, the Tac xinh dance is different, but the basic this
art is a folk spiritual dance that is performed in ceremony of praying for bumper
crop, good health, favorable conditions… The dance also expresses their thanks to
the heaven, the gods whom have given favorable weather, the good harvest,
bumber rice, corn, happines of villagers; praying gods protect the next season best.

Tac xinh dance has 09 movements, it express the cultivative process of the San
Chay, including: go to the field, clear the road, praying sun, sharpening knives,
slash and burn trees in the milpa, puting seeds, rice care, harvesting, praying
celebrate bumber crop and pay offerings to the gods. Tac xinh dance also called
“Tac sich” or “Tac sinh”, it means that dance with sounds of bamboo musical
instruments, in which ‘Tac’ is generated from beating into bamboo pipes. ‘Xinh’ is
pronounced from beating bamboo pipe on the ground that sound make a special
sound chain «Tắc – tắc – xình, tắc – tắc – xình…” of San Chay ethnic group.