Dân tộc: TháiĐịa điểm: Huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ AnNội dung chính: Lễ hội Hang Bua, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, năm 2001Hang Bua (thăm búa) không chỉ đẹp nổi tiếng bởi cảnh quan sơn thủy hữu tình (có nhiều thạch nhũ, tạo hình đa dạng gồm bồ lúa, dàn cồng chiêng, giường công chúa, chậu nước, ruộng lớn, ruộng nhỏ, một số hình người…) mà còn là di tích khảo cổ gắn với truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An. Lễ hội Hang Bua được tổ chức từ ngày 20 đến ngày 22 tháng Giêng âm lịch hàng năm, để yết cáo, lễ đại tế và lễ tạ, tạ ơn thần núi, tưởng nhớ công ơn 3 vị Thành hoàng, đó là 3 anh em Xiêu Bọ, Xiêu Ké và Xiêu Luông đã có công khai bản, lập mường, cầu mong mưa thuận gió hòa. Trai gái đến Hang Bua ôn lại câu chuyện tình chung thủy giữa nàng Ni xinh đẹp, hát hay và chàng Ban hiền lành, chân thật, cầu mong những điều tốt đẹp cho hạnh phúc lứa đôi… Bên cạnh phần lễ là phần hội, đồng bào Thái tổ chức múa sạp, khắc luống, ném còn…. Lễ hội Hang Buakhông biết có từ bao giờ, chỉ biết vào năm 1937, vua Bảo Đại đã từ cố đô Huế về đây thăm thú, du Xuân, dự lễ hội. Đã có một thời gian dài, hội Hang Bua không được tổ chức. Đến năm 1996, Lễ hội Hang Bua được khôi phục trở lại. Đến năm 2006, lễ hội Hang Bua được tổ chức với quy mô cấp huyện, phần lễ không có gì thay đổi, nhưng phần hội có thêm văn nghệ chào mừng, lễ khai mạc và các hoạt động hội diễn: Thi văn nghệ; trình diễn sinh hoạt Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc Thái; thi văn hóa ẩm thực; thi cham rượu cần; thi nhảy sạp, khắc luống; thi quay tơ, thêu, dệt; trình diễn sản phẩm văn hóa – ẩm thực; cuốn hương trầm; trình diễn nghi lễ Xăng Khan; thi người đẹp Hang Bua; thi viết chữ Thái; thi cắm trại đẹp; thi các môn thể thao bóng chuyền nam nữ, bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, kéo co, ném còn, tò mạc lẹ… Các hoạt động giàu bản sắc văn hóa đều được trình diễn tại lễ hội.
Lễ hội Hang Bua
- Dân tộc: Thái
- Loại dữ liệu: Video
- Nguồn dữ liệu: Bảo tàng VHDT Việt Nam