Lễ Cúng bến nước

Tên loại hình: Lễ Cúng bến nước
Dân tộc: Ê Đê
Địa điểm: Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên, Việt Nam
Nội dung chính: Lễ cúng bến nước là đặc trưng văn hóa Ê Đê, có từ khi hình
thành các buôn làng, để tạ ơn các vị thần đã ban cho dòng nước, cầu xin Giàng cho
nguồn nước trong lành, không bao giờ cạn. Mọi người uống nước sẽ khỏe mạnh.
Nương, rẫy có nước sẽ cho nhiều ngô, lúa, cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Lễ cúng bến nước của người Ê Đê do thầy cúng và chủ lễ – chủ bến nước – người
tìm ra bến nước khi lập làng, người này chết đi, chú rể sẽ kế tục làm chủ bến nước)
chủ trì. Trước ngày lễ, già làng, chủ bến nước họp bàn với dân làng, phân công
thanh niên  dọn sạch bến nước, nguồn nước, sửa đường vào bến; phụ nữ, người già
dọn dẹp nhà cửa, đường làng ngõ xóm. Lễ cúng bến nước trước đây diễn ra trong 3
ngày, nay chỉ kéo dài 1 ngày. Lễ vật cúng bến nước gồm 1 con lợn đực đen, 9 ché
rượu. Thịt lợn thái nhỏ đựng trong lá chiếc nia, trầu cau, gạo, cơm, xôi, thuốc
lá…bày bên các ché rượu, tiết lợn có pha rượu đựng trong các chén đồng (xưa),
chai nhựa (nay)…Tại nhà dài, thày cúng và chủ lễ khấn mời thần bốn phương, thần
bến nước, thần đất và tổ tiên về dự, xin thần nước bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chủ
bến nước và mọi người trong buôn. Xin tổ tiên, thần nước phù hộ buôn làng đoàn
kết, con cháu thảo hiền. Sau đó đoàn người mang lễ vật gồm cơm, thịt, rau, bầu
rượu, nước …ra bến nước làm lễ cúng thần nước, thần đất, cầu xin thần nước, thần
đất ban cho dân làng dòng nước trong mát, chảy suốt, chảy sạch, dân làng mạnh
khỏe, sản xuất được mùa, chăn nuôi thuận lợi. Kết thúc lễ cúng mọi người sẽ cùng
ăn uống, hát dân ca, thổi nhạc cụ truyền thống… cho đến khuya mới về. Lễ cúng
bến nước, ngoài ý nghĩa tâm linh còn ý nghĩa giáo dục dân làng trân trọng nguồn
nước tự nhiên, có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai,
nguồn nước sạch…dó là bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.  
Type name: a water station worshiped Ritual
Ethnic: Ede
Place: Truong Son – Tay Nguyen, Vietnam
Main contents: Water-worshiped ritual is a characteristic feture of the E De’s
culture. It has started since they built their village. This ritual in order to thanks to
the gods whom gaves the water them. They pray Giàng for fresh water
permanently. Everybody drink water will be healthy. Watery fields will give more
corn, rice. Villagers will have full life

Worshiped ritual of water station tobe helt by a shaman and a water station
owner (pô pin êa). Before the ritual, the village elders, shaman and water station
owner meet with villagers. They assign young people to clean up water wharves,
water sources, repair roads to the water station; women, old people clean their
houses, village path. Worshiped Ritual of water station took place in 3 days, now
only lasts one day. Offerings include: a black pig, 9 jars of wine, betel leaves, rice,
sticky rice, cigarettes … All of them are put on a basket, wine is contained in wine
jars, in the bamboo cups (old), plastic bottles (now) … At home, the worshipers
invited gods: god of water, land god and ancestors back home for enjoying their
offerings. They pray the water gods to protect public health. They also pray their
ancestors giving them unity of villagers,gentle of descendant. Then the delegation
brought offerings: rice, meat, vegetables, wine, water … to the water landing to
worship gods. They pray them giving villagers fresh water permanently, healthy of
villagers, good crops, favorable livestock. At the end of the ritual, people will eat,
sing folk songs, blow traditional instruments … until late. In addition to the
spiritual meaning, it also teaches people in the village to honor natural water
sources, responsible for protecting the ecological environment, protecting forests,
land and water sources … protect the health of the community.