Hát trống quân

Dân tộc : Kinh
Địa điểm: Phú Thọ
Nội dung chính: Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên
rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từ Thanh Hóa
trở ra. Một số nơi có nghệ thuật Trống Quân phát triển như ở Hưng Yên, Hải
Dương, Bắc Ninh, vùng ven Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Hát trống quân ở
mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát
nhưng có đặc điểm chung là cách thức hát xướng giống nhau, làn điệu gần
giống nhau và sử dụng một loại trống để đánh nhịp khi hát và đoạn “Lưu
không” giữa những câu đối đáp.
Hát Trống Quân được tổ chức vào những tuần trăng tháng bảy, tháng tám
âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những
ngày mùa, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với trai
hoặc gái trong làng hoặc giữa họ với nhau vào buổi tối, lúc nghỉ việc. Nội
dung các câu hát Trống quân chủ yếu là đố hỏi giữa một bên là nam và một
bên là nữ.
Nội dung chính: Màn hát múa “Âm điệu Tăng poong Pu”, sáng tác: Nhạc sỹ
Lương Tuyển do đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An biểu diễn trong
đêm Liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống
trong khuôn khổ “Ngày hội văn hóa các dân tộc miền Trung” lần thứ III năm
2018, với chủ đề: “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước” diễn ra từ
ngày 24-26/8/2018 tại TP Tam Kỳ, Quảng Nam.