Độc tấu đàn đá “Cô gái vót chông”

Độc tấu “Cô gái vót chông” là tiết mục đặc sắc của đồng bà Ba Na gắn liền với bộ đàn đá.
Đàn đá (Goong lu), là loại nhạc cụ gõ lâu đời tại Việt Nam và là nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Đàn được làm từ các thanh đá với kích thước ngắn, dài, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm, còn thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì có âm vực thanh, cao. Đàn đá được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ trong không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Bộ đàn đá nguyên sơ thể hiện sự giao hòa, chinh phục của con người đối với thiên nhiên. Đàn đá cổ xưa đã được đồng bào Tây Nguyên dùng để đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, sau này chỉ được tấu trong những ngày lẽ hội: mừng lúa mới, mừng được mùa, ăn trâu, uống rượu cần. Tiếng đàn đá thay cho tiếng lòng, là lời kể, niềm an ủi, lúc vui, lúc buồn trong cuộc sống của người dân bản địaTây Nguyên.
Tiết mục Độc tấu đàn đá”Cô gái vót chông” do Nghệ sỹ Ka Ly, dân tộc Ba Na cùng nhóm nhạc Ka Ly Tran, làng Klor, tỉnh Kon Tum biểu diễn.