Chất liệu: Đá cát.
Niên đại: Cuối thế kỷ 12. Tháp mẫm, An Nhơn, Bình Định.
Miêu tả: Thần Siva là một trong ba vị thần Ấn Độ giáo (Brahma, Visnu, Siva), biểu trưng cho sự hủy diệt (hủy diệt cái cũ để sáng tạo cái mới) và được cư dân Champa tôn sùng trở thành Siva giáo. Thần được tạc trong điệu múa Tandava (điệu múa vũ trụ), trong đó mỗi động tác đều biểu trưng cho một lời cầu nguyện. Phù điêu Siva này thường được trang trí trên cửa của đền tháp Champa và thuộc phong cách Bình Định. Thần Siva còn được thể hiện dưới dạng người, dạng Linga, Mukhalinga…, tục thờ thần Siva còn mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, nảy nở của cư dân Champa.
Thần Siva
- Di sản văn hóa: Vật thểHiện vật gốc thể khốiMỹ thuật tạo hình
- Tỉnh thành: Bình Định
- Dân tộc: Chăm
- Niên đại: Thời dựng nước đầu tiên
- Loại dữ liệu: Mô hình 3D tĩnh
- Nguồn dữ liệu: Bảo tàng lịch sử Quốc gia