Múa trống đu

Dân tộc : Mường
Địa điểm: Tỉnh Phú Thọ
Nội dung chính: Điệu múa Trống đu là món ăn tinh thần không thể thiếu của người
Mường mỗi dịp tết đến, xuân về. Trống đu bắt nguồn từ câu chuyện mua vui của
người cha dành cho đứa con nhỏ, khi người mẹ mất sớm. Sau này, khi người cha
già yếu, người con lại lấy trống ra đánh để mua vui cho cha xem. Đến khi người
cha qua đời, người con múa trống như một cách để tưởng nhớ, tiễn biệt người cha
về nơi chín suối. Cứ như thế, tục múa trống đu được người dân lưu truyền từ đời
này qua đời khác, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Mường nơi đây. Múa
trống đu thường có 12 người, trong đó có ba người đánh trống, hai anh mõ lộn,
một anh thợ kèn và sáu nữ sênh tiền. Người Mường biểu diễn trống đu không chỉ
để giãi bày, thể hiện nỗi nhớ thương và biết ơn đối với cha mẹ đã một đời vất vả
nuôi con khôn lớn mà còn góp phần phục vụ nhu cầu thưởng thức của người dân
trong các dịp hội hè, lễ tết, mừng nhà mới… cầu cho một năm mới mưa thuận, gió
hòa, quốc thái, dân an.
Tiết mục múa trống đu dân tộc Mường do các nghệ nhân và diễn viên đoàn nghệ
thuật dân tộc Mường, tỉnh Phú Thọ biểu diễn