Múa rối nước

Dân tộc: Kinh
Địa điểm: tỉnh Bắc Ninh
Nội dung chính: Rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống ra đời và tồn tại cùng với nền văn minh lúa nước từ thời các vua Hùng dựng nước. Dấu ấn của nghệ thuật múa rối nước còn lại đến ngày nay chỉ còn thấy trên văn bia chùa Đọi: nhân dân biểu diễn các trò diễn Rối nước để mừng thọ Vua. Loại hình nghệ thuật này có sân khấu là mặt nước, diễn viên là các con rối bằng gỗ, phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấu đi bộ máy và cách điều khiển sáng tạo bằng dây và sào, kết hợp với âm thanh, những người nông dân đã tạo ra những màn biểu diễn sinh động, hấp dẫn trong các hội làng vùng trung du, đồng bằng Bắc bộ. Điển hình phải kể đến là: làng rối ở ý Yên (Nam Định), chùa rối ở Phú Xuyên (Hà Tây), làng Hà Cầu (Hải Phòng), làng rối Đồng ngư (Bắc Ninh), làng rối Đào Thục, Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội).… Mỗi phường rối đều có các trò diễn, mở màn là chú tễu, sau đó là các tích trò phản ánh cảnh sinh hoạt đời thường (Chăn trâu, cấy lúa, đánh cá, câu cá, hái cau mời trầu, leo cây đốt pháo, cáo bắt vịt…; đề tài lễ hội làng (Đánh đu, rước kiệu, nhào vòng, chảy hội, du thuyền hát quan họ, ….; đề tài xã hội (thị trợ, ba thạo…); đề tài tín ngưỡng (tứ linh, rước thánh…)
Từ bao đời nay, trên các sân khấu rối nước dân gian, nhân vật Chú Tễu mở đầu gọi là “Ba Khí giáo trò” (không khí của ba miền) với lời lẽ phong phú, nhưng không thể thiếu”….tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ”. Chú Tễu thường là linh hồn trong các tiết mục rối (các trò, tích trò) sau đó. Trò “hái cau mời trầu”, chảy hội, du thuyền, hát quan họ cũng là nguồn vui chơi giải trí rất hấp dẫn bà con xa gần trẩy hội đình, chùa làng xã. …