Múa dân gian “Chniêng”

Dân tộc : Khmer
Địa điểm: tỉnh Sóc Trăng, vùng đồng bằng Nam bộ, Việt Nam
Nội dung chính: Chniêng (xà niêng) là điệu múa đề cao ý chí vượt khó và
tinh thần thượng võ trên sông nước của đồng bào Khơmer ở các tỉnh Nam bộ Việt
Nam nói chung, ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Chiêng không phải là loại hình múa
sân khấu cung đình mà thuộc loại hình múa sinh hoạt cộng đồng (múa dân gian),
bao gồm: Rămvông (Lâm thôn), Lămleo, Saravan, xúc tép, sử dụng dụng cụ là
chiếc xà niêng (Chniêng), múa gáo dừa (Khôs Trolôt), múa gặt lúa (Casêko), múa
trống Sadăm, múa Yak (múa Chằn), múa mở rào trong nghi lễ cưới của người
Khmer…. Vì thế, điệu múa sôi nổi, lạc quan, yêu đời, động tác đơn giản, dễ học, ai
cũng có thể múa trên sân khấu, sân chùa hay sân nhà, vào những dịp lễ, tết, ngày
vui. Điệu múa gắn liền với dàn nhạc ngũ âm, trống… Khi biểu diễn, đội hình múa
di chuyển càng nhiều vòng, động tác múa càng nhanh hơn theo nhịp trống. Khi
trống ngừng, mọi người cùng dừng, chắp tay chào nhau và trở về vị trí cũ.
Múa dân gian “Chniêng” do đoàn nghệ thuật dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng
biểu diễn.