Dân tộc: MườngĐịa điểm: Thanh HóaLễ hội Pôồn Pôông, có nghĩa là lễ hội chơi hoa, mừng hoa của dân tộcMường , tỉnh Thanh Hóa . Lễ hội là hình thức diễn xướng dân gian, cùng nghi lễcúng thần linh và giao duyên của trai gái. Pôồn Pôông thường được tổ chức trongcác dịp lễ hội rằm tháng giêng, tháng 3, tháng 7 hay lễ mừng cơm mới, để cầu chúccho mối tình chung thủy của nàng Nga – hai mối, nàng Ờm – Bồng Hương và cũnglà dịp mời họ về Mường chung vui cùng các nam thanh, nữ tú.Chủ lễ hội là Ậu Máy và các nhân vật: Enh chàng – Bông danh, nàngChoóng long – Đồng thiếp, Nàng Quắc – cô nàng lắm lý lẽ hay vẽ công, vẽ việc.Cây bông là trung tâm của lễ hội, là biểu tượng của vũ trụ, bao gồm chùmhoa đủ sắc, tượng trưng cho nông cụ sản xuất, vật nuôi, thức ăn, cá, tôm…Dưới gốc cây bông, Enh Chàng – Bông Danh cùng nàng Chóng Long – ĐồngThiếp ngồi đối xứng với nhau, trùm khăn đỏ, khăn xanh, soi gương và hát.Nét đặc sắc trong lễ hội là Ậu Máy vừa diễn vừa kể lại giai thoại bằng lờiMường cổ, báo cáo với thần về cuộc sống bản mường, dâng cúng thần món xôi nếpmới, cầu xin thần tiếp tục phù hộ cho dân bản Mường khỏe mạnh, may mắn; ôn lạiquá trình sinh ra trời đất, khai lập bản Mường, chia đất, chia nước, dựng nhà, sănđuổi thú dữ, trồng trỉa lương thực, chọi gà, chọi trâu, đấu vật, đánh cá, múa bông,bói bông, làm cơm mời mường, ăn cơm ram, uống rượu cần… Ậu Máy phải kểđúng, nếu kể sai sẽ bị thần linh phạt, năm sau không được tham gia trẩy hội cùngdân làng.Ngoài diễn Pôồn Pôông, người Mường còn biểu diễn các tiết mục: Kinchiêng boóc mạy (cầu mùa), múa rùa, múa bát, múa chuông…Kết thúc pôồn pôông, trai gái xin Ậu Máy một cành bông mang về cầu may.Ậu Máy sẵn lòng cho hết cây bông, chỉ giữ lại một cành đặt lên bàn thờ, đánh dấumùa pôồn pôông kết thúc. Trai gái tham gia đối đáp với Ậu Máy vừa thể hiện nghilễ, vừa biểu đạt tình cảm nam nữ…
Trích đoạn lễ hội Pôồn Pôông
- Tỉnh thành: Thanh Hóa
- Dân tộc: Mường
- Loại dữ liệu: Video
- Nguồn dữ liệu: Bảo tàng VHDT Việt Nam