Tết trong hoàng cung dưới thời Nguyễn

ha 427 Videos
939Lượt xem

Thành phố Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ diện mạo của một kinh đô xưa. Tại Hoàng thành Huế, những ngày Tết nguyên đán, có những nghi thức từ triều Nguyễn vẫn được gìn giữ và tái hiện. Du khách tỏ ra khá hứng thú. Nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa đủ thỏa mãn về câu hỏi: Tết nguyên đán ngày xưa thực sự đã được các Vua Nguyễn tổ chức như thế nào?
Trải qua hơn hai thế kỉ với bao đổi thay của các thời đại, không dễ để tìm được những tư liệu về điều này. Nhưng có một nguồn hiếm hoi mà các nhân viên của Trung tâm lưu trữ quốc gia IV vẫn hàng ngày cặm cụi phục hồi và bảo tòn, đó là khối mộc bản đồ sộ của triều Nguyễn còn lại đến ngày nay.
Trong khối mộc bản này, những thông tin về Tết nguyên đán từng được các vua ban hành được ghi chép rất cẩn thận và chi tiết.
Theo đó, Tết nguyên đán dưới triều Nguyễn là một dịp lễ lớn, có thể nói là lớn nhất trong năm. Công tác chuẩn bị thậm chí bắt đầu từ cả tháng trước đó.
Ngay ngày 1 tháng 12, các vua đã cho tổ chức lế Ban sóc, phát lịch cho toàn bộ bách quan trong triều tại lầu Ngọ Môn. Người dân cũng làm lễ nhận lịch ở địa phương của mình.
Cũng vào thời điểm này, các Vua sẽ cho ấn định thời gian nghỉ Tết. (trích đoạn c nói: từ 28 đến ngày 8)
Ngày 28 tháng chạp đến ngày 8 tháng giêng cũng được chọn làm ngày nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm dưới thời nhà Nguyễn. Sau khi công bố, triều đình sẽ cho trang hoàng khắp hoàng cung. Từ câu đối, cờ hoa, lồng đèn… Không khí Tết dậy lên bắt đầu từ những ngày đó.
- 20/12: Hạ tuần tháng Chạp, thường vào ngày 20/12, triều đình sẽ tổ chức lễ Phất thức hay còn gọi là lễ quét dọn. Tại điện Cần Chánh, có 6 chiếc tủ gỗ chứa các ấn vàng ấn ngọc của vương triều. Người ta sẽ đi lấy nước sông Hương ở ngã ba sông, chứa trong một cái bình đầy hoa thơm. Sau khi nhà vua ngự ra, các ấn này sẽ được các quan văn võ hàm nhất nhị phẩm trở lên rửa sạch và lau bằng khăn màu đỏ. Rửa xong ấn được cho vào tủ và khóa lại, bên ngoài niêm hai chữ “Hoàng phong”. Sau lễ này, vua và các quan nghỉ việc không dùng ấn nữa. Đến đầu năm mới, sau khi làm lễ “khai ấn”, các công việc mới được tiếp tục trở lại.
- 22/12: Sau đó 2 ngày, ngày 22/12 âm lịch, đích thân nhà vua sẽ đến Thái Miếu hoặc Thế Miếu làm chủ lễ Cáp hưởng, mời các vị tiên đế về cùng “ăn Tết”. Theo mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 69, mặt khắc 5 thì những năm Sửu. Mão, Tỵ, Mùi, Hợi, hoàng đế sẽ đến Thái Miếu. Những năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thì đến Thế miếu. Cũng từ ngày này, vua sai các thân công, hoàng tử hoặc các quan đại thần thay mặt mình đi tế cúng ở các lăng tẩm, đền miếu, chùa quán ở kinh đô.
- 30/12: Ngày cuối cùng của năm cũ có lẽ là ngày được chào đón nhất.
Sáng sớm hôm đó, hoàng tử, hoàng thân chia đến các miếu đứng chờ làm lễ “tuế trừ” tiễn biệt năm cũ. Việc tế tự phải làm vào lúc sáng sớm, mới bày tỏ được lòng cung kính. Trống canh năm, sau khi bắn súng, hữu ty bày đặt lễ phẩm, nghi trượng, nhã nhạc ở hai bên tả hữu trước sân miếu và bắt đầu làm lễ.
Lễ xong, triều đình sẽ làm lễ để dựng cây nêu.
Nghi lễ này đến nay vẫn còn được gìn giữ tại Huế.
Dựng nêu là một nghi thức đặc biệt trước thềm năm mới, biểu tượng cho một năm mới sắp sang. Khi cây nêu của Vua được dựng lên trước điện Thái Hòa thì các dinh thự, chùa chiền và dân chúng mới được dựng lên theo. Nhà vua chỉ huy việc dựng nêu ở điện Thái Hòa, còn thân công, hoàng tử, đại thần lo việc dựng nêu ở các miếu điện, đền thờ tại kinh đô.
Tối đó, sau khi tổ chức xong lễ trừ tịch, bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp sang, toàn Kinh thành sẽ đốt pháo lên nêu.
Nhìn lại những nghi thức trước tết ngày nay, ta cũng nhìn thấy phần nào bóng dáng của những nghi thức dưới triều Nguyễn. Có lẽ đó là một sự tiếp nối và cội nguồn của những nghi lễ này.
- Thưởng tết: Tuy nhiên nhìn vào các nghi lễ trước Tết, có một điều không được nhắc tới, đó là chuyện thưởng tết. Thực tế, từ thời Nguyễn, các vua đã bắt đầu coi trọng chuyện thưởng tết để động viên quần thần. Nhưng việc ban thưởng này sẽ không diễn ra trước Tết mà được long trọng tổ chức vào đúng ngày đầu năm mới. Tùy thuộc vào điều kiện từng năm, các bậc đế vương sẽ quyết định cách thức và vật phẩm ban thưởng khác nhau. Theo mộc bản sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 242, việc thưởng Tết đã bắt đầu từ năm 1808, dưới thời Vua Gia Long. Tuy nhiên lúc đó do điều kiện đất nước còn khó khăn nên việc thưởng tết cho trăm quan không được nhắc đến nhiều. Đến triều vua Minh Mạng, vua ra lệnh cho lập danh sách những người xứng đáng được thưởng rồi trình lên vua xem xét. Vua sẽ ban yến tiệc và ban tiền thưởng xuân trong ngày mùng 1 Tết.
Nối tiếp truyền thống của cha ông, vua Thiệu Trị cũng ban thưởng nhưng là thưởng chữ. Ngày đầu năm mới, sau yến tiệc, vua ngự ở điện Đông Các, cho triệu đình thần vào hầu, ban trà uống, rồi đưa cho xem bốn chữ “Trung, cần, phúc, thọ” do vua viết. Rồi hạ lệnh giao khắc in để ban cấp.