Đà Lạt – Những câu chuyện chưa kể: Những tham vọng dở dang

ha 427 Videos
5,189Lượt xem

Giới thiệu: Vùng đất hoang sơ đầy huyền bí mang tên Đà Lạt đã làm cho người Pháp phải tốn biết bao công sức và tiền bạc để từng bước biến nơi này thành đô thị đặc vừa là nơi du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp vừa là thủ đô hành chính của Liên bang Đông Dương.
Đồ án của Pineau (1933): Thất bại của Đồ án quy hoạch Hébrard cùng với tình trạng trầm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã khiến cho việc quy hoạch và phát triển thành phố Đà Lạt tưởng như bị đình trệ. Với đà tăng dân số nhanh chóng cùng với nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng và cả giáo dục tại Đà Lạt đã làm cho nhà cầm quyền thuộc địa phải thực hiện các bước tiếp theo.
Năm 1933, kiến trúc sư Pineau đã đưa ra một đồ án mới về chỉnh trang thành phố Đà Lạt với quan niệm thực tế hơn. Ông đề nghị mở rộng hơn nữa các hồ nước và công viên, đồng thời thiết lập các khu vực xây dựng phù hợp với cảnh quan và khí hậu địa phương. Đồ án của ông có tính thực tiễn cao trong việc quy hoạch đô thị Đà Lạt. Nhiều ý tưởng của đồ án này vẫn tiếp tục được quan tâm nghiên cứu trong những dự án chỉnh trang đô thị Đà Lạt ở các giai đoạn sau này.
Tuy nhiên, khi thế chiến thứ hai bùng nổ, lượng người tìm đến Đà Lạt ngày một đông khiến cho thành phố trở nên chật hẹp. Với sự phát triển quá độ, nhiều khu dân cư được hình thành một cách vội vã, tạm bợ và không trật tự, mặc dù lúc này Đà Lạt đã là một thành phố xinh đẹp, hài hoà và thoáng đãng với các khu vực được xây cất hoàn hảo. Trước tình hình đó Toàn quyền Jean Decoux quyết định phải xây dựng một Kế hoạch tổng thể chỉnh trang Đà Lạt để điều chỉnh sự phát triển thành phố theo một trật tự hợp lý và hài hoà.
Đồ án của Lagisquet (1943): Ngày 03/9/1941 Toàn quyền Đông Dương đã ban hành Nghị định về việc giao cho Sở Quy hoạch Đô thị và Kiến trúc Đông Dương nghiên cứu và hoàn thành các đồ án quy hoạch mở rộng thành phố Đà Lạt. Trong thời gian này, một cư dân đặc biệt là Hoàng đế Bảo Đại thường xuyên lưu lại Đà Lạt và xây dựng cho gia đình mình những dinh thự nghỉ dưỡng xa hoa tại đây. Ngày27/4/1943 đồ án chỉnh trang Đà Lạt của kiến trúc sư Lagisquet đã được Toàn quyền Decoux chấp nhận và ban hành áp dụng. Đồ án của ông chú trọng đến việc mở rộng và làm đẹp thành phố ở những khu vực phát triển nông nghiệp như xây dựng các khu biệt thự ngoại ô với mô hình “thành phố-vườn”. theo ý tưởng của Toàn quyền đông Dương Decoux.
Đồ án củaLagisquet xây dựng Đà Lạt làmtrung tâm hành chính trung ương, thành phố nghỉ dưỡng, trung tâm giáo dục - đào tạo, văn hoá và du lịch. Đồán của Lagisquet cũng giải quyết nhu cầu nhàở cho những di dân đang ngày mộtđôngvới những loại hình cư trú phù hợp với nghềnghiệp của họ. Đà Lạt thời kỳ này bước vào giai đoạn cực thịnh của thời Pháp thuộc, nhiều công trình công cộng và tôn giáo tiếp tục xuất hiện với nét kiến trúc ÁĐông làm phong phú thêm cảnh quan của thành phố.
Và dưới thời Decoux, Đà Lạt đã có thời gian trở thành Thủ phủ thực sự của Liên bang Đông Dương. Năm 1946, “Hội nghị Đà Lạt” đàm phán sơ bộ giữa Pháp và Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức tại đây cũng làm tăng thêm vị thế của Đà Lạt. Và năm 1949, cựu hoàng Bảo Đại với tư cách là Quốc trưởng Việt Nam, đứng đầu một chính phủ quốc gia do Pháp bảo hộ đã chọn Đà Lạt làm thủ đô cho đến khi bị Ngô Đình Diệm phế truất vào năm 1955.
Nhìn về 40 năm đầu thế kỷ 20, từ Paul Doumer tới Jean Decoux, Đông Dương đã trải qua 34 lần thay đổi Toàn quyền. Tuy vậy, việc quy hoạch xây dựng Đà Lạt vẫn luôn được duy trì và phát triển. Dù nhiều tham vọng của người Pháp và người Việt đương thời yêu Đà Lạt còn dở dang nhưng Đà Lạt đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu cho óc lãng mạn cùng những tham vọng chinh phục của người Pháp.