Dân tộc: Thái
Địa điểm: tỉnh Sơn La
Nội dung chính: Múa xòe “Xe khăm khen” (múa cầm tay) là nét văn hóa đặc sắc,
phổ biến trong cộng đồng người Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Xòe Thái có từ xa xưa,
hình thành từ môi trường tự nhiên, lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống
thanh bình, tốt đẹp. Xòe khăn là một trong 6 điệu xòe cổ của người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam, gồm: khắm khen (nắm tay nhau vòng tròn, biểu hiện tình đoàn kết,
chung sức vượt qua khó khăn), khắm khăn mơi lảu (nâng khăn mời rượu để bày tỏ
lòng yêu quý và mến khách trong văn hóa giao tiếp), phá xí (xòe bổ bốn, tượng
trưng cho bốn phương trời đất và tình đoàn kết trong cộng đồng, dù đi bốn phương
vẫn luôn nghĩ về nhau, cùng hướng về cội nguồn), nhôm khăn (tung khăn piêu tưng
bừng, sôi nổi, thể hiện chuyện vui như đám cưới, mừng nhà mới, mừng mùa bội
thu…), đổn hôn (điệu múa với những bước tiến, lùi nhịp nhàng, uyển chuyển trong
cung vòng tròn, biểu trưng cho tình cảm son sắt, dù cho trời giông bão, cuộc sống
khó khăn, trở ngại, nhưng ý chí, tình cảm con người vẫn luôn keo sơn, bền chặt),
ỏm lọm tốp mư (vòng tròn vỗ tay, điệu xòe kết thúc mỗi cuộc vui, chất chứa niềm
hân hoan hòa cùng nỗi bịn rịn trong không khí chia tay). Từ 6 điệu xòe cổ, người
Thái tiếp tục phát triển thành 36 điệu xòe, làm giàu cho bản sắc văn hóa các dân
tộc miền Tây Bắc Việt Nam.
Múa xòe khăn phát triển từ múa dân gian dân tộc Thái, âm nhạc Lê Hoạt, biên đạo
múa Tô Uyên, do tốp nữ đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Sơn La biểu diễn.