Dân tộc: Tày
Địa điểm: Tỉnh Hà Giang
Nội dung chính: Dân tộc Tày có nhiều làn điệu dân ca, thể lượn: Lượn Then, Lượn
Slương, Lượn Ngạn, Lượn Cọi..., Trong đó, Lượn Cọi là lối hát dân ca trữ tình,
được thể hiện bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, so sánh, ví von sâu sắc, thường được
hát trong hội Lồng Tồng, đám cưới, mừng nhà mới hay khi có khách đến chơi nhà.
Lượn Cọi có nhiều chương mục, gồm: Lượn nai (Lượn mời), Lượn khan
(Lượn đáp), Cốc lùng (Cây đa), Dồm pựt (Xem bụt), Nặm tả (Nước sông), Cọn
(Guồng nước), Rảy (Nương), Dồm tổng (Xem cánh đồng), Dồm cảnh (Xem cảnh),
Phăn hăn (Mơ thấy), Lượn kết, Lượn pjảc (Lượn giã bạn chia tay), Than ước,
Vuồn tứ quý (Buồn tứ quý), Khửn mường bân (Lên mường trời), Khảu lừa đuổi
Slấy (Vào thuyền cùng thầy), Lồng long vương liểu (Xuống long vương chơi). Một
cuộc Lượn
Cuộc Lượn có 4 cung đoạn: Lượn mời và Lượn đáp, đồng ý hát; Hát đối đáp
giao duyên tâm tình; Lượn kết; Lượn giã bạn chia tay và các chương lượn về
sau. Hầu hết các cuộc lượn đều đi đến thuận lòng cùng hát.
Nội dung Lượn Cọi của đồng bào Tày phản ánh về phong cảnh thiên nhiên
núi rừng Việt Bắc, làng bản, con người, mường trời, âm phủ đều hướng tới tình
yêu đôi lứa.... thể hiện khung cảnh non ngàn Việt Bắc hùng vỹ, sơn thủy hữu tình
và lòng người sâu sắc.