Độc tấu đàn đá Khánh Sơn “Đàn ơi hát cùng ta”

ha 427 Videos
1,416Lượt xem

Dân tộc : Raglai
Địa điểm: huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa
Nội dung chính: Đán đá là nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Bộ đàn đá đầu tiên
trên thế giới được ông G.Condominas, kỹ sư người Pháp phát hiện năm 1949 tại
Tây Nguyên - Việt Nam. Năm 1979, ông Bo Bo Ren, người dân tộc Raglai ở
Khánh Sơn tiếp tục công bố đã đào được bộ đàn đá Khánh Sơn từ hàng chục năm
trước. Từ đó, ở Khánh Sơn đã phát hiện nhiều bộ đàn đá khác. Bộ đàn gồm 12
thanh đá, được đẽo gọt với độ lớn nhỏ, dài ngắn khác nhau, tạo nên nhiều âm
thanh, có thể coi là nhạc cụ tự rung như cồng, chiêng, đàn tơ-rưng.... Bộ đàn đá
nguyên sơ được đồng bào Tây Nguyên dùng để đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng,
thể hiện sự giao hòa, chinh phục của con người đối với thiên nhiên. Đàn đá sau này
chủ yếu được tấu trong những ngày lẽ hội: mừng lúa mới, mừng được mùa, ăn
trâu, uống rượu cần. Tiếng đàn đá thay cho tiếng lòng, là lời kể, niềm an ủi, lúc
vui, lúc buồn trong cuộc sống của người dân Tây Nguyên, trong đó có người
Raglai. Hiện nay, đàn đá Khánh Sơn được các nghệ sỹ đưa lên sân khấu để biểu
diễn cho khán giả thưởng thức những giai điệu trầm bổng, sâu lắng mang bản sắc
riêng của cộng đồng các dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên.
Độc tấu đàn đá Khánh Sơn “Đàn ơi hát cùng ta” do nghệ nhân Bo Bo Dũng và
đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Khánh Hòa biểu diễn.