Dân tộc: Kinh
Địa điểm: Bình Thuận
Nội dung chính: Trích đoạn lễ hội cầu ngư (Lễ hội cá Ông) gồm 3
màn chính: Cáo yết trước lăng ông, rước linh ông nhập vị và diễn xướng múa
hát bả trạo. Cá Ông (cá voi), theo quan niệm của ngư dân làng chài là sự hóa
thân từ mảnh áo cà sa của Phật Quan Âm quăng xuống biển, để cứu vớt
những người đi biển lâm nạn. Hàng năm, ngư dân tổ chức lễ tế cá Ông (cá
voi), cũng là dịp ngư dân miền biển cầu cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên,
biển lặng, tôm cá đầy khoang. Sau phần lễ là màn hát múa bả trạo, còn gọi là
chèo bả trạo, hò hầu linh, hò đưa linh. Bả trạo có nghĩa là nắm chắc mái chèo.
Đây là loại hình nghệ thuật mang ý nghĩa tâm linh kết hợp với những yếu tố
sôi nổi, kịch tính và cao trào của những lời ca (hát nam, hát khách, tán, nói
lối), những động tác múa. Tùy từng vùng biển, tục lệ hát bả trạo được tổ chức
định kỳ theo năm hoặc vài năm tổ chức 1 lần với mục đích lễ tế cá Ông. Lời
hát bả trạo chủ yếu ca ngợi công đức của cá Ông, đồng thời cầu xin cá Ông
phù hộ để ngư dân được bình an giữa biển khơi, đánh bắt được nhiều tôm cá
hoặc mô tả cảnh lao động sản xuất của người dân trên biển.
Trích đoạn lễ hội cầu ngư và diễn xướng múa hát bả trạo, do đoàn nghệ nhân
dân gian tỉnh Bình Thuận biểu diễn.