Giới thiệu quy trình làm sáo Trúc

ha 427 Videos
1,791Lượt xem

Dân tộc: Kinh
Địa điểm: Tỉnh Thái Nguyên
Nội dung chính: Sáo là nhạc cụ hơi phổ biến của nhiều dân tộc Việt Nam. Sáo có nhiều
loại: sáo trúc, sáo pha, sáo bầu, sáo mèo, sáo tàu, sáo tiêu…trong đó, có lẽ sáo trúc là loại
nhạc cụ lâu đời nhất trong các loại nhạc cụ dân gian Việt Nam. Theo anh Lịch cho biết:
Muốn làm sáo, phải chọn cây trúc có độ già từ 3-5 năm, thân thẳng tròn, không chọn các
cây trúc non, bánh tẻ hay trúc quá già, âm sẽ không tốt, dễ mối mọt, hoặc dễ nứt. Trước
kia, phải lên rừng khai thác trúc, nay có dịch vụ, có thể đặt để người dân mang đến tận
nơi, theo yêu cầu của mình. Chọn được cây trúc như ý, ta chuyển sang công đoạn chế
biến trúc gồm: phơi trúc, cắt thành từng đoạn theo ý muốn, luộc trúc trong nồi hòa muối
đun sôi 100 độ C với hoặc ngâm trong nước vôi để tránh mốt mọt; Quá trình chọn trúc
làm sáo, không phải lúc nào ta cũng có ống trúc thẳng, đôi khi, để tiết kiệm nguyên liệu,
ta phải chọn cách hơ lửa, uốn sáo cho thẳng. Tiếp đến công đoạn thông lòng sáo, sao cho
các đốt mấu không còn khoảng ngăn cách bên trong. Khi thông lòng sáo, cần chú ý thông
từ 2 đầu để đảm bảo các mấu sáo đã thông suốt. Sau khi thông lòng sáo, ngắm và vẽ
đường thẳng làm chuẩn rồi định vị các lỗ sáo. Một ống sáo Pha gồm có 8 lỗ: Lỗ định âm,
lỗ thổi, lỗ son, lỗ la, lỗ si, lỗ đô, lô rê, lỗ mi. Trước đây, người ta dùng dùi sắt làm lỗ sáo,
nên mỗi cây sáo có khi dùi vài tiếng mới được một ống sáo. Ngày nay, sử dụng khoan
điện để tiết kiệm thời gian. Khoét lỗ sáo xong, dùng nút bấc nút vào một đầu ống sáo
nhằm tạo luồng hơi. Sau đó thổi từng lỗ sáo để xem các lỗ định âm, đồ, rê, mi, pha, son,
si, la đã có âm đã ổn định chưa. Nếu chưa ổn định, tiếp tục khoét các lỗ điều chỉnh âm.
Trước đây, việc thổi và thử âm chủ yếu là cảm nhận bằng tai của người làm sáo, ngày nay
đã có phần mềm thử âm, vì thế, lỗ sáo nào ổn định, thì phần mềm sẽ hiện lên chữ cái đầu
của nốt nhạc như Đ, R. M. P, S, L. Sau khi điều chỉnh âm hoàn thiện, người thợ sáo
thường thổi thử một bài bất kỳ, xem sự kết âm của sáo pha có tốt hay không. Khi thổi thử
mà mắc ở chỗ nào đó, người thợ có thể điều chỉnh cho tới khi hoàn thiện. Cây sáo hoàn
thiện, người ta có thể thổi bất kỳ bài hát nào. Trước kia, làm sáo trúc chủ yếu là để biểu
diễn. Vài chục năm trở lại đây, sáo trúc làm ra không chỉ biểu diễn mà còn làm quà lưu
niệm.
Giới thiệu quy trình làm sáo pha của nhóm thành viên CLB Tiêu sáo trúc tỉnh Thái
Nguyên do nghệ nhân Xuân Lịch làm chủ nhiệm