Hát Văn cửa đền

ha 427 Videos
715Lượt xem

Dân tộc: Kinh
Địa điểm: Vùng Đồng bằng Bắc bộ
Nội dung chính: Hát văn (chầu văn/hát bóng) là loại hình nghệ thuật ca hát cổ
truyền của Việt Nam, mang ý nghĩa chầu thánh, gắn liền với nghi thức hầu
đồng của tín ngưỡng dân gian thờ Tứ phủ (Đạo Mẫu), Đức Thánh Trần, đã được
công nhận là Di sản thế giới. Hát văn có nhiều hình thức biểu diễn, gồm hát thờ,
hát thi, hát hầu và hát văn nơi cửa đền. Hát thờ vào các ngày lễ tiết, ngày thánh đản
sinh, hóa... và hát trước khi vào các giá văn lên đồng. Hát hầu theo tín ngưỡng tứ
phủ, bắt buộc có 3 giá tam tòa Thánh Mẫu và hầu tráng bóng, không tung khăn.
Các giá tung khăn chỉ có từ hàng Quan Lớn trở xuống. Hát hầu theo tín ngưỡng
thờ Đức Thánh Trần, nếu hầu kết hợp với tứ phủ, thường thỉnh tam tòa Thánh Mẫu
trước, còn nếu hầu riêng, thì thỉnh đức Thánh Vương Trần Triều trước. Một số bài
hát văn hầu phổ biến như "Cô Đôi Thượng Ngàn",...Hát văn cửa đền: diễn ra tại
các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn
phục vụ khách hành hương đi lễ, vì thế, họ có thể hát văn về vị thánh thờ tại đền
cũng có thể hát theo yêu cầu của khách. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như
một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành hương, cũng có khi ca
ngợi cảnh sắc của nơi thờ phụng.