Tên loại hình: Trích đọan dù kê “Lưỡi kiếm oan nghiệt”

ha 427 Videos
621Lượt xem

Dân tộc : Khmer
Địa điểm: tỉnh Cà Mau, vùng đồng bằng Nam bộ, Việt Nam
Nội dung chính: “Lưỡi kiếm oan nghiệt” của dân tộc Khmer nói về câu
chuyện của đôi vợ chồng ở một làng quê xa vắng dưới thời phong kiến. Chiêu
Khun là chồng, Khia Tha là vợ. Đôi vợ chồng cùng học võ nghệ, được đức thầy
ban tặng mỗi người một cây kiếm để bảo vệ chính nghĩa, giữ gìn sự bình yên của
quê hương, đất nước. Chiêu Khun lên kinh thành thi thố võ nghệ do triều đình tổ
chức. Tại cuộc thi này, Chiêu Khun đỗ đạt cao, được nhà vua phong chức tướng
quân. Trong vinh quang, Chiêu Khun bất chợt nảy sinh tham danh, tham quyền,
nên trót lời nói dối nhà vua là bản thân chưa có vợ con. Vì vậy, nhà vua gả công
chúa xinh đẹp cho tướng quân Chiêu Khun. Vợ con Chiêu Khun đau lòng trước sự
bội bạc của người chồng, cả 3 mẹ con chịu cảnh áp bức, bóc lột của kẻ gian quyền,
chợ búa. Nỗi đau bị chồng bội phản chưa qua, nỗi nhục vì bị vu oan ăn cướp mà vợ
của Chiêu Khun chịu hình phạt chặt tay oan ức. Trước những bất công xã hội, sự
bội phản của người chồng, nỗi đau đớn khôn nguôi để lạc mất con, Khia Tha dại
dột đem thanh kiếm đi cướp bóc, trở thành nữ tướng cướp lừng danh. Nàng tìm lại
những kẻ đã gây ra nỗi đau cho nàng để trả thù, khắp nơi vang tiếng nhóm giặc nữ
bịt mặt. Nhà vua sai tướng quân Chiêu Khun dẹp giặc cướp hoành hành. Tướng
quân triều đình gặp tướng cướp (đôi vợ chồng Chiêu Khun – Khia Tha) cùng hung
hăng đọ kiếm. Hai cây kiếm xưa được đức thầy ban tặng để bảo vệ chính nghĩa,
giữ gìn sự bình yên của quê hương đất nước, nay lại biến thành công cụ chiến đấu
lẫn nhau. Hai lưỡi kiếm đã giết chết lẫn nhau bằng một đòn chí mạng do đức thầy
truyền dạy. Tướng quân Chiêu Khun chết đi vì tội “khi quân phạm thượng”, ruồng
bỏ vợ con. Khia Tha, do thiếu suy nghĩ, chọn con đường cướp chóc, giết người trả
thù, chết đi cũng là lẽ tất nhiên. Câu chuyện răn dạy người đời phải sống trung
thực, bình tĩnh để có cuộc sống bình an, hạnh phúc, không gây hậu quả nghiêm
trọng cho gia đình và xã hội.
Trích đoạn dù kê “Lưỡi kiếm oan nghiệt”của dân tộc Khmer, do đoàn nghệ thuật
dân tộc Khmer, tỉnh Cà Mau biểu diễn.