Dân tộc : Khmer
Địa điểm: Vùng đồng bằng Nam bộ Việt Nam
Nội dung chính: Rô băm “Rom Rô băm” là loại kịch múa mặt nạ cổ nhất trên sân khấu mặt nạ cung đình của người Khmer xưa. Sân khấu Rô băm dùng ngôn ngữ múa, lấy điệu bộ và động tác múa làm công hiệu chính để biểu đạt tình cảm, diễn tả các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, lịch sử. Các tích cũ khai thác từ đề tài đạo Phật, đạo giáo Bà-la-môn, quen thuộc nhất là sử thi Ramayana của Ấn Độ. Trong vở diễn Rô băm thường có hai tuyến nhân vật: tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện là vua, hoàng tử, công chúa… thường không mang mặt nạ. Tuyến nhân vật đại diện cho cái ác thường đeo mặt nạ và gồm nhiều loại, nổi bật nhất là vai chằn –còn gọi là Yeak. Các nhân vật trên sân khấu Rô băm múa các động tác chân, tay theo một quy ước chung cho từng loại nhân vật. Nhạc cụ của Rô băm chủ yếu là trống vỗ, trống dùi, chiêng nhằm thúc giục mạnh mẽ những màn chiến đấu, bên cạnh đó có kèn cất lên khi ai oán khóc than. Tiết mục múa Nét đẹp Rô băm mô phỏng theo vở hát Kên kên, nói về cuộc đấu tranh giữa phe thiện là Ru bin khỉ Hanuman và phe ác là Chằn - Yeak.
Tiết mục múa Nét đẹp Rô băm do do đoàn nghệ thuật dân tộc Khmer, tỉnh Sóc Trăng biểu diễn