Dân tộc: H’Mông
Địa điểm: Tỉnh Hà Giang
Nội dung chính: Khèn là nhạc cụ có ý nghĩa trong đời sống của đồng bào H’Mông.
Khèn được thổi lên trong đám tang để báo hiếu ông bà, cha mẹ, tỏ lòng xót thương,
luyến tiếc người quá cố; trong vui chơi ở các dịp lễ hội, đi chợ..., các chàng trai
thổi khèn để thi tài, thể hiện tình yêu đôi lứa .... Khèn được làm bằng 6 ống trúc dài
ngắn khác nhau, xuyên qua 1 bầu gỗ. Trên mỗi thân ống trúc nằm ngang có 1 lưỡi
gà nhỏ bằng đồng nằm ở chỗ cắm qua bầu gỗ, gần đó, phía bên ngoài bầu gỗ là lỗ
bấm. Muốn tạo ra âm thanh của ống nào, người ta bịt tay vào lỗ bấm của ống đó,
thổi hơi vào hoặc hít ra, khiến lưỡi gà rung lên phát ra âm thanh. Tùy theo mức độ
dài ngắn, to nhỏ mà các ống có âm thanh khác nhau. Riêng ống ngắn nhất và ống
dài nhất có 2 lưỡi gà song song phát ra đồng âm.
Ngày hội xuân hay chợ phiên, các chàng trai dân tộc H’Mông thường thổi khèn tìm
bạn. Dựa vào tiếng khèn, cô gái có thể biết ý chí, nghị lực, phô diễn tài năng vừa
thổi khèn, vừa múa của chàng trai, mà say đắm hòa nhịp múa cùng tiếng khèn của
người tình, như lời hẹ ước tình yêu.