Dân tộc: NùngĐịa điểm: Tỉnh Lạng SơnNội dung chính: Lồng Tồng là lễ hội xuống đồng của cư dân nông nghiệp Tày,Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơnvà một số tỉnh Tây Bắc.Lễ hội Lồng tồng có 2 phần: Phần lễ có tạ thiên địa, cầu thần Nông, thần Phục Hyđộ trì cho mưa thuận gió hoà, gia súc, gia cầm sinh sôi, bản làng bình yên no ấm…Trên thửa ruộng xuống đồng, chủ tế lập đàn tế Thần Nông, các gia đình bày mâmlễ ra trên bãi hội (gồm xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như khẩu sli,khẩu slec, bánh khảo, bánh dày, chè lam…) Chiêng trống nổi lên, các bô lão vàtráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng. Chủ tế xướng bàimo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ. Gia đình nào có cỗ thịnh soạn, mời đượcnhiều khách đến thưởng thức, coi đó là điều may mắn cho cả năm. Có nơi, các vịbô lão được mời đi thưởng cỗ, có thanh niên gái trai đi theo múa hát, chúc cho từnggia đình vạn sự tốt lành. Ăn cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các tròchơi dân gian như: ném còn (trò chơi vui nhất, người tung phải ném được quả cònngũ sắc xuyên thủng hồng tâm, thì năm đó bản làng mới có thể làm ăn thuận lợi),kéo co (mang tính chất cầu mùa, cầu mưa, cầu nước như một nghi lễ tín ngưỡngnông nghiệp lâu đời), đẩy gậy, đánh quay, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múavõ, múa giáo, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên (người Tày thì hát lượn, người Nùngthì hát Sli để thể hiện tục cầu mùa), xòe chiêng, múa then, thi sản vật địa phương,cờ tướng. .. Trời tối cũng là lúc lửa trại được nhóm bùng lên, các cô gái hát các lànđiệu hát lượn, hát sli… để mở đầu cho các làng hát đối đáp nhau, tạo nên khônggian sống động, sâu lắng, khó quên, mong sớm gặp lại ở lễ hội mùa xuân năm sau.
Tríchđoạn lễ hội Lồng tồng
- Tỉnh thành: Lạng Sơn
- Dân tộc: Nùng
- Loại dữ liệu: Video
- Nguồn dữ liệu: Bảo tàng VHDT Việt Nam