Màn hát múa “Âm điệu Tăng boong bu”,

Dân tộc : Khơ Mú
Địa điểm: Nghệ An
Nội dung chính: Tăng boong bu là điệu múa gắn liền với canh tác
nương rẫy và các lễ hội của đồng bào Khơ Mú như cầu mưa rơi, mừng lúa
mới, chào xuân mới… Điệu múa tăng bu thường được biểu diễn với các điệu
múa: Vêr guông (múa Âu eo), Tăng Bu, Tra hạt… Động tác múa uyển
chuyển, nhịp nhàng, sôi động, uốn lưng là chính, nhưng nhìn giống kiểu lắc
mông, uốn eo, xoay dần xuống rồi xoay dần lên.
Quá trình canh tác trên nương, đồng bào Khơ Mú dùng gậy chọc lỗ (cây
húng) bằng gỗ, vót nhọn đầu, bịt sắt để chọc lỗ, tra hạt. Trên ngọn húng có gắn
một đoạn Grếch rỗng (khoảng 20 cm), trong đó có một mẩu gỗ cứng. Khi chọc
lỗ tra hạt, lõi gỗ này văng lên, đập xuống, phát ra âm thanh, như bản nhạc rộn
ràng. Nam giới chọc lỗ, đi giật lùi, nữ giới vừa tra hạt vừa tiến. Âm thanh của
đoạn Grếch rỗng trên đầu gậy sôi nổi theo nhịp chọc lỗ, đã tạo ra nhịp điệu lao
động. Cả tốp người, bên nam, bên nữ đi làm đổi công. Họ cùng chọc lỗ theo
nhịp, làm cho buổi lao động trở thành buổi sinh hoạt văn hóa dân gian. Vì thế
mà điệu múa Tăng bu (tăng boong bu) ra đời, biểu tượng cho mối cộng cảm
giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Từng nhịp điệu tăng
bu đều liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng về tình yêu đôi
lứa.
Màn hát múa “Âm điệu Tăng boong bu”, sáng tác: Nhạc sỹ Lương Tuyển do
đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Nghệ An biểu diễn.